Phòng công chứng và văn phòng công chứng là hai loại hình tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn giữa khai niệm phòng công chứng và văn phòng công chứng. Vậy phòng công chứng là gì? Văn phòng công chứng là gì? Văn phòng công chứng tư nhân là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Văn phòng công chứng là gì?
Văn phòng công chứng là một trong những cơ quan, đơn vị, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để hoạt động trong lĩnh vực công chứng, văn phòng công chứng được xem như một tổ chức dịch vụ hành chính công và được thành lập, vận hành theo những chế định, nguyên tắc có quy định trong Luật Công chứng cùng những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hình thức công ty hợp danh khác.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
Quyền của tổ chức hành nghề công chứng
Căn cứ vào Điều 32 Luật công chứng 2014 Quyền của tổ chức hành nghề công chứng
1. Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.
2. Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.
3. Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
4. Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
5. Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
Căn cứ vào điều 33 Luật công chứng 2014 Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
1. Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
2. Chấp hành quy định của pháp luật về lao động; thuế; tài chính; thống kê.
3. Thực hiện chế độ làm việc theo ngày; giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
4. Niêm yết lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng; thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
5. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của Luật này và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
6. Tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
7. Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
Các loại tổ chức hành nghề công chứng hiện nay
Hiện nay theo quy định của pháp luật thì có hai tổ chức hành nghề công chứng là phòng công chứng và văn phòng công chứng. Sự khác nhau của hai tổ chức này được xác định qua các tiêu chí sau:
Nguyên tắc thành lập:
+ Phòng công chứng: Chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng. (theo quy định tại khoản 2 Điều 18)
+ Văn phòng công chứng: Việc thành lập văn phòng công chứng không bị hạn chế như phòng công chứng. Việc thành lập và hoạt động của văn phòng công chứng được hưởng chính sách ưu đãi khi Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; đặc biệt khó khăn.
Căn cứ thành lập:
+ Phòng công chứng: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét; quyết định. Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng; dự kiến về tổ chức; tên gọi; nhân sự; địa điểm đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
+ Văn phòng công chứng: Do nhu cầu của các cá nhân chỉ cần 2 công chứng viên hợp danh trở lên là có thể thành lập. Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của Luật công chứng 2014 hoặc các luật khác có liên quan về công ty hợp danh.
Vai trò của văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng có những vài trò sau đây:
Đối với các bên khi tham gia giao dịch:
Văn phòng công chứng đã giúp cho việc thực hiện các giao dịch của những cá nhân; tổ chức trở nên nhanh chóng; thuận lợi; đúng pháp luật; qua đó những quyền và lợi ích hợp pháp của họ được đảm bảo một cách tối ưu.
Đối với nhà nước:
Văn phòng công chứng ra đời đã giảm bớt được gánh nặng về số lượng công việc phải là của cơ quan nhà nước liên quan đến vấn đề này; không những thế văn phòng công chứng còn góp phần đẩy mạnh quá trình pháp chế chủ nghĩa xã hội cũng như phát huy tối đa các nguồn lực pháp lý trong toàn xã hội.
Đối với chính bản thân văn phòng công chức:
Văn phòng công chứng được phép thu các khoản phí; thù lao khi thực hiên các hoạt động công chứng theo như đã quy định.
Chức năng của văn phòng công chứng?
Bên cạnh việc cung cấp thông tin về văn phòng công chứng là gì; chúng tôi còn giúp bạn hiểu hơn về chức năng của văn phòng công chứng.
Theo đó; chức năng cơ bản của các văn phòng công chứng bao gồm:
- Văn phòng công chứng có chức năng là xác thực; chứng nhận tính chính xác; hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng là văn bản hoặc một số giấy tờ khác; v.v …
- Bên cạnh đó; văn phòng công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch.
Qua đây; sẽ giảm thiểu cũng như phòng ngừa những tranh chấp có thể xảy ra ở mức thấp nhất; đồng thời các quyền và lợi ích hợp pháp của những tổ chức; cá nhân cũng được hỗ trợ bảo vệ; góp phần xây dựng nền kinh tế – xã hội phát triển một cách ổn định và bền vững.
Có thể bạn quan tâm
- Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng đất
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Văn phòng công chứng tư nhân là gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các chức năng cơ bản của các văn phòng công chứng bao gồm:
– Văn phòng công chứng có chức năng là xác thực, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng là văn bản hoặc một số giấy tờ khác, v.v …
– Bên cạnh đó, văn phòng công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch.
Đối với công chứng viên không chứng kiến việc người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch bị xử phạt hành chính theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Công chứng khi thiếu chữ ký của công chứng viên; chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu công chứng vào từng trang của hợp đồng, giao dịch;
Theo quy định tại Luật công chứng 2014, người yêu cầu công chứng phải có năng lực hành vi dân sự.
Khi yêu cầu công chứng, người yêu cầu phải xuất trình đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.