Ưu đãi xã hội là một nội dung không còn xa lạ đối với mỗi chủ thể trong xã hôi; đặc biệt là đối với những người có công với cách mạng; thân nhân của người có công với cách mạng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều người hiểu sai về chế độ ưu đãi xã hội. Vậy, ưu đã xã hội là gì? Đối tượng nào được hưởng ưu đãi xã hội theo quy định hiện hành?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP
- Nghị định số 75/2021
- Nghị định 56/2013
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020
Nội dung tư vấn
Ưu đãi xã hội là gì?
- Ưu đãi xã hội được hiểu là sự đãi ngộ của Nhà nước; của cộng đồng và toàn xã hội về vật chất cũng như tinh thần đối với người có công và gia đình họ.
- Chế độ ưu đãi xã hội: Bao gồm các quy định của Nhà nước về chính sách; chế độ đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế- xã hội.
- Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; công tác ưu đãi đối với thương binh, liệt sĩ và người có công đã có những bước phát triển mới về chất; đó là việc ban hành ra Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Pháp lệnh ưu đãi người có công với nước, cùng với hệ thống cơ chế, chính sách ưu đãi được ban hành có tác dụng to lớn sâu rộng về chính trị; xã hội được toàn dân hưởng ứng và đồng lòng.
- Ưu đãi xã hội là một bộ phận của hệ thống An sinh xã hội; ưu đãi xã hội có vai trò hết sức quan trọng. Cùng với bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội thực hiện sứ mệnh bảo vệ một số thành viên đặc thù của xã hội. Không những thế, nó còn thể hiện thái độ, tình cảm của đất nước, của dân tộc, của thế hệ con cháu, đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho đất nước.
Đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội
Người có cống hiến đặc biệt cho công cuộc bảo vệ tổ quốc
Cụ thể bao gồm: Liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ; Thương binh, bệnh binh
- Thương binh thuộc lực lượng vũ trang bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên do chiến đấu hay phục vụ chiến đấu;
- Bệnh binh thuộc quân nhân, mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do chiến đấu hay hoạt động trong điều kiện thiếu thốn.
- Những người hoạt động cách mạng: những người lấy sự nghiệp giải phóng dân tộc làm mục tiêu lý tưởng của cả đời mình.
Người có cống hiến đặc biệt trong quá trình xây dựng đất nước
Nhóm đối tượng là những người có cống hiến đặc biệt trong quá trình xây dựng đất nước; ví dụ như: các giáo sư, bác sĩ, anh hùng lao động, các vị lãnh đạo nhà nước…
Ưu đãi xã hội đối với thân nhân người có công với cách mạng
Các đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội, được quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; gồm các đối tượng là người có công với Cách mạng và thân nhân của họ, cụ thể gồm các đối tượng sau:
– Người có công với cách mạng bao gồm các đối tượng:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
+ Liệt sĩ.
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh.
+ Bệnh binh.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
+ Người hoạt động cách mạng, kháng chiến; bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày.
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc; bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế.
+ Người có công giúp đỡ cách mạng.
– Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ; mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.
Vai trò của ưu đãi xã hội
- Là một bộ phận của hệ thống an sinh xã hội, ưu đãi xã hội có vai trò hết sức quan trọng; nó còn thể hiện thái độ, tình cảm của đất nước; của dân tộc, của thế hệ con cháu đối với những người đã cống hiến hy sinh cho đất nước. Chính vì vậy, ưu đãi xã hội có vai trò trên mọi bình diện của đời sống xã hội : kinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý.
- Sự ưu đãi với những người có công sẽ không chỉ là sự hỗ trợ về mặt đời sống vật chất cũng như tinh thần cho họ; nó còn tạo sự tin tưởng vào chế độ xã hội tốt đẹp; là nguồn động viên khích lệ đối với thành viên khác trong xã hội sẵn sàng xả thân vì nước khi đất nước gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Ưu đãi xã hội là sự thể hiện truyền thống “đền ơn đáp nghĩa”; là sự sự báo đáp công ơn những người xả thân vì đất nước vì dân tộc. Chế độ ưu đãi xã hội không chỉ góp phần nâng cao đời sống vật chất cho những người có công mà còn giúp họ hòa đồng vào xã hội.
- Ưu đãi xã hội đối với người có công bước đầu đã bảo đảm nguyên tắc bình đẳng; công khai, công bằng xã hội. Họ được ưu tiên, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo; giải quyết việc làm ngoài ra những trường hợp như thương binh nặng; thân nhân liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng được ưu tiên về nhà ở, đất ở, được chăm lo, phụng dưỡng về vật chất và tinh thần của địa phương và các đoàn thể xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư X về “Ưu đãi xã hội là gì? Đối tượng nào được hưởng ưu đãi xã hội?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về Xác nhận tình trạng hôn nhân; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 131/2021/NĐ-CP; Đại diện thân nhân là cá nhân hoặc pháp nhân được các thân nhân giao đại diện theo quy định của pháp luật dân sự
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 131/2021/NĐ-CP; Người làm nghĩa vụ quốc tế là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở nước ngoài hoặc thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo các mốc thời gian như sau:
a) Làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào: thời gian từ tháng 5 năm 1975 đến 31 tháng 12 năm 1988.
b) Làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia: thời gian từ tháng 01 năm 1979 đến 31 tháng 8 năm 1989.
c) Làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước ngoài: thời gian từ tháng 5 năm 2014 trở về sau.