Dạ thưa Luật sư, hiện nay gia đình tôi đang sống trong một căn hộ chung cư đã cũ với công trình đang xuống cấp nên gia đình muốn sửa chữa làm mới để thuận tiện cho việc kinh doanh. Vậy việc tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh có bị xử phạt hay không?
Với thắc mắc trên của bạn, Luật sư X chúng tôi xin giải đáp, mời bạn xem chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về các quy định nhé!
Căn cứ pháp lý
Có được dùng chung cư làm địa điểm kinh doanh không?
Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở định nghĩa nhà chung cư như sau:
3. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Theo quy định này, chung cư có hai loại mục đích sử dụng: Chung cư được xây để ở và chung cư được xây để sử dụng hỗn hợp (để ở và kinh doanh). Do đó, không phải mọi chung cư đều chỉ được dùng để ở mà không phép kinh doanh:
– Chung cư được xây để ở: Thiết kế, kiến trúc của toà chung cư chỉ được dùng để ở mà không được phép dùng để kinh doanh.
– Chung cư được xây để sử dụng hỗn hợp: Chung cư này có thể sử dụng để ở hoặc dùng vào mục đích khác như làm văn phòng làm việc, công ty, doanh nghiệp…
Đồng nghĩa, hoàn toàn có quyền sử dụng nhà chung cư để làm địa điểm kinh doanh nhưng phải sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt khi chủ đầu tư được xây dựng chung cư.
Như vậy, người dân vẫn được dùng chung cư để làm địa điểm kinh doanh nhưng phải là loại chung cư được xây dựng để sử dụng cho mục đích hỗn hợp.
Quy định của pháp luật về việc tự ý sửa nhà chung cư
Căn cứ quy định tại Điều 86, 87 Luật Nhà ở năm 2014, chủ sở hữu nhà ở được cải tạo nhà ở của mình. Tuy nhiên việc cải tạo nhà ở phải thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật về xây dựng. Việc cải tạo nhà chung cư cao tầng phải có thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 “Nhà chung cư” là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Theo đó, tại điều 6 Luật Nhà ở năm 2014, chủ sở hữu Nhà chung cư bị nghiêm cấm đối với hành vi“Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư”.
Căn cứ theo Luật Xây dựng 2014, chủ sở hữu được phép sửa chữa cải tạo nhà chung cư không phải xin giấy phép xây dựng đối với các trường hợp sau:
- Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Kết luận, nếu chủ sở hữu nhà chung cư muốn sửa chữa nhà ở có thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư không thuộc các trường hợp được miễn trừ cấp phép xây dựng như trên, chủ sở hữu phải xin cấp phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo.
Tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh, bị phạt thế nào?
Khoản 5 Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP cấm hành vi:
Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư; tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp so với thiết kế đã được phê duyệt hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Đồng thời, khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 cũng cấm hành vi:
Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, hành vi tự ý sử dụng căn hộ chung cư để ở sang kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị phạt hành chính và có thể bị xử phạt theo một trong các mức nêu tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP sau đây:
Theo quy định tại khoản 1 và Khoản 2 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng quy định về vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư cụ thể như sau:
“Điều 70. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây thấm, dột căn hộ chung cư không thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của mình;
b) Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc;
c) Kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc;
d) Kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
đ) Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định;
e) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức;
b) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư;
c) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng;
d) Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp.”
Như vậy, tuỳ vào tính chất của việc tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh, người vi phạm có thể bị phạt đến 80 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm:
- Phụ lục hợp đồng lao động mới năm 2022
- Hợp đồng lao động dành cho đối tượng cộng tác viên mới năm 2022
- Hợp đồng lao động thời vụ mới năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh có bị xử phạt hay không? ″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vấn đề liên quan đến sửa chữa căn hộ chung cư cũ, cải tạo lại căn hộ theo nhu cầu của chủ sở hữu cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ nhà cần phải tuân thủ cả những quy định có trong: Bản nội quy quản lý và sử dụng nhà chung cư do chính chủ đầu tư ban hành.
Nếu gia chủ quyết định sửa chữa, cải tạo căn hộ chung cư thì cần chú ý đến những thông báo, cho phép từ phái chủ đầu tư hay chủ sở hữu liền kề
Vì vậy, gia chủ nếu muốn sửa chữa, cải tạo căn hộ chung cư thì cần hoàn tất những thủ tục sau:
Tiến hành xin giấy phép xây dựng sửa chữa cải tạo chung cư trong trường hợp nhà chung cư không được miễn giấy phép.
Thông báo sửa chữa, cải tạo căn hộ chung cư đến chủ đầu tư.
Xin giấy phép sửa chữa chung cư của chủ đầu tư hoặc hội nghị nhà chung cư để hoàn tất thủ tục.
Đối với thủ tục xin sửa chữa nhà ở chung cư tại cơ quan nhà nước thì gồm có:
Hồ sơ xin cấp phép sửa chữa căn hộ chung cư gồm có:
Đơn xin phép cải tạo và sửa chữa nhà hiện đang thuộc quyền sở hữu của người làm đơn.
Bản cam kết tập kết thu gom và vận chuyển chất thải rắn trong quá trình xây dựng.
Bản sao giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
Những hình ảnh liên quan đến việc sửa chữa căn hộ, đặc biệt là hình ảnh mặt đứng hiện trạng ngôi nhà ở các hạng mục đang được thi công sửa chữa.
04 bộ bản thiết kế sửa chữa nhà chung cư.
Bạn sẽ phải nộp hồ sơ sau khi hoàn chỉnh nó tại phòng quản lý đô thị thành phố, tại phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thông thường, thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà chung cư sẽ là khoảng 15 ngày, tính từ ngày cơ quan nhận được bộ hồ sơ.
Chung cư về cơ bản, quyền sở hữu sẽ có phần riêng và phần chung. Vì vậy việc sửa chữa căn hộ chung cư sẽ phải tuân thủ các quy định pháp luật như:
Hoạt động sửa chữa nhỏ.
Hoạt động sửa chữa định kỳ.
Hoạt động sửa chữa lớn phần xây dựng nhà chung cư.
Giới hạn, điều kiện sửa chữa chung cư.