Trong quy phạm về hình sự thì hai khái niệm về tội phạm và hình phạt luôn đi liền với nhau. Nó ảnh hưởng chặt chẽ đến pháp luật Việt Nam. Giả dụ như khái niệm về Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội mang ý nghĩa rất quan trọng trong công tác đấu tranh chống tội phạm. Và vấn đề Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp có bị coi là tội phạm không đã được sửa đổi và thể hiện cụ thể trong các điều luật.
Sau đây hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này:
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là?
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là sự tự nguyện từ bỏ việc thực hiện đến cùng hành vi phạm tội mà người thực hiện hành vi đã bắt đầu. Mặc dù họ biết là có khả năng làm việc đó và không có gì ngăn cản họ. Sự chấm dứt được coi là tự nguyện nếu xác định được rằng hành vi đó được thực hiện theo ý chí riêng của người phạm tội không kể vì động cơ gì mặc dù họ có khả năng khách quan thực hiện tội phạm đến cùng và họ biết rằng có khả năng đó.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải là tự nguyện và dứt khoát. Khi tự ý từ bỏ hẳn ý định phạm tội, chấm dứt hành vi phạm tội một cách triệt để, chứ không phải là tạm ngừng việc thực hiện tội phạm để chò cơ hội thuận tiện hơn rồi sẽ tiếp tục phạm tội. Sự chấm dứt đó được thể hiện ở sự xử sự nhất định, không phải bằng lời nói của người bị phát hiện khi đang chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt, mà thông thường bằng không hành động và không nhất thiết phải báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt việc phạm tội, phải tự thú… Nhưng nếu hành vi đó cấu thành một tội phạm khác, thì người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác ấy.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là gì?
Căn cứ điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015
“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản”. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm,; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này“
Tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp chủ thể đã tự kiềm chế để không thực hiện tội phạm (sau khi có hành vi chuẩn bị phạm tội) hoặc không thực hiện đến cùng tội phạm mà chủ thể đang thực hiện khi biết rằng không có gì ngăn cản chủ thể thực hiện tội phạm.
Điều này sẽ dễ hiểu hơn nếu xét trên các mặt: khách quan và chủ quan:
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải có đầy đủ các điều kiện khách quan và chủ quan để xét đến hành vi được thừa nhận hay không. Xem xét đủ điều kiện ấy người thực hiện hành vi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.
– Điều kiện khách quan để thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là không thực hiện tội phạm đến cùng, trường hợp này không do có gì ngăn cản. Điều kiện này đòi hỏi người phạm tội đang còn điều kiện thực hiện tội phạm như công cụ, phương tiện phạm tội có hiệu nghiệm. Người phạm tội không bị phát hiện hoặc điều kiện thuận lợi khác để thực hiện tội phạm trót lọt. Việc chấm dứt tội phạm phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành.
Chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành là điều kiện tiên quyết của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nếu người phạm tội không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa. Những trường hợp người phạm tội mới tìm kiếm, sửa soạn công cụ phương tiện. Hoặc chưa thực hiện hết các hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm. Do vậy hậu quả của tội phạm chưa xảy ra cho xã hội.
Lưu ý: Nếu người phạm tội chấm dứt hành vi của mình ở giai đoạn phạm tội hoàn thành hoặc chưa đạt nhưng đã hoàn thành thì không được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Vì họ đã thực hiện hết hành vi khách quan của cấu thành tội phạm do điều luật quy định.
– Điều kiện chủ quan: Người phạm tội phải chấm dứt việc phạm tội một cách tự nguyện và dứt khoát, triệt để. Sự chấm dứt hành vi phạm tội dứt khoát thể hiện ở việc từ bỏ hẳn, chấm dứt hẳn tội phạm. Trường hợp người phạm tội chỉ chấm dứt tạm thời, chờ thời cơ thuận lợi lại tiếp tục phạm tội không được coi là dứt khoát. Người phạm tội phải tự mình chấm dứt hành vi phạm tội, việc chấm dứt hoàn toàn tự nguyện chứ không phải vì lý do bị ngăn cản. Pháp luật không quy định nguyên nhân dẫn đến chấm dứt tội phạm. Do vậy người phạm tội có thể chấm dứt hành vi phạm tội bởi bất kỳ nguyên nhân nào như thương người bị hại, sợ trừng phạt, hối hận…v.v
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm khi họ đã từ bỏ hẳn ý định phạm tội khi họ không có bất kỳ sự ngăn cản nảo. Tuy nhiên khi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, người chấm dứt chỉ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Còn hành vi thực tế của họ ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành đã có đủ dấu hiệu cả các yếu tố cấu thành tội phạm khác thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đó.
Lưu ý: Họ chỉ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm chứ không được miễn trách nhiệm hình sự về tội hạm khác. Điều mà họ đã phạm ở giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn chưa đạt, chưa hoàn thành.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là tội phạm
Quy định tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội trong luật và xác định không bị coi là tội phạm có ý nghĩa không chỉ là động lực thúc đẩy chủ thể chấm dứt việc phạm tội để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật mà còn là biện pháp pháp lý nhằm hạn chế các thiệt hại có thể gây ra cho xã hội. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là tội phạm còn phải phân tích và xem xét trên nhiều yếu tố để có thể nhận thức đầy đủ về việc này.
Căn cứ điều 15 Bộ luật hình sự 2015 về phạm tội chưa đạt:
“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”.
Và căn cứ điều 10 của Bộ luật này quy định về cố ý phạm tội:
“Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.
Như vậy dấu hiệu của việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được thể hiện đầy đủ qua các đặc điểm:
Người phạm tội tự mình chấm dứt hành vi phạm tội:
Đây là điều quan trọng nhất để nhận biết. Người phạm tội phải tự mình, bằng ý chí của mình chấm dứt không thực các hành vi khách quan ở giai đoạn tiếp theo giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc các hành vi khách quan khác cần thiết cho hậu quả xảy ra. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội còn được xem xét ở cả giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay nói cách khác là ở tất cả các khâu, quá trình trước khi hậu quả xảy ra.
Nguyên nhân dẫn đến việc chấm dứt hành vi phạm tội: Phải xuất phát tự sự tự nguyện và kiên quyết của người thực hiện hành vi mà không phải bị tác động bởi các bên thứ ba hay chủ thể, nguyên nhân nào khác.
Không bị ngăn cản thực hiện hành vi
Ngoài việc tự mình từ bỏ ý định thực hiện hành vi phạm tội thì không có bất kỳ điều gì có thể ngăn cản người phạm tội nếu họ quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng. Nếu trong phạm tội chưa đạt thì ta có thể dễ dàng nhận thấy người phạm tội luôn tìm mọi cách, tạo mọi cơ hội điều kiện để thực hiện hành vi của mình. Nhưng trong chế định này người phạm tội không hề mong muốn hậu quả xảy ra nên dừng hoặc tìm mọi cách để dừng hành vi phạm tội.
Loại bỏ việc ngăn cản, hay dừng thực hiện hành vi là do tác động bởi yếu tố khác. Ví dụ nếu do người khác khuyên răn, ngăn cản, do bị phát hiện kịp thời, do vật cản…thì không được xem xét là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội mà đây được xem là phạm tội chưa đạt.
Như vậy khi truy vấn đến hình sự:
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự cho tội danh định phạm. Tuy nhiên nếu các yếu tố cấu thành một tội danh khác thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội danh đó.
Việc đưa ra chế định “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” cùng với miễn trách nhiệm hình sự cho tội định phạm. Đây thật sự là chính sách khoan hồng của Nhà nước, bao dung với người biết hối lỗi, nhận thức được sai lầm của mình.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
- Quy định của pháp luật về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
- Trách nhiệm hình sự do ai áp dụng theo quy định hiện nay
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là″. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, xin cấp phép bay flycam hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Sai. Bởi vì căn cứ vào điều 16 Bộ luật hình sự 2015 thì Tự ý nửa cừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm do chính sách khoan hồng của Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.
Có 3 hình thức đối với trường hợp này. Đó là Cải tạo không giam giữ; Phạt tù có thời hạn hoặc là phạt tiền.