Xin chào Luật sư X. Hiện nay tôi có thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật, mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là tôi đang là bị đơn trong một vụ án dân sự về việc tranh chấp tài sản, tôi có tìm hiểu thì được biết rằng trong một số trường hợp cần thiết thì Toà án có thể thực hiện phong toả tài sản để đảm bảo việc giải quyết vụ án và đảm bảo tuân thủ việc thi hành án sau này. Nhưng hiện tài sản của tôi đang thế chấp vay vốn tại ngân hàng. Tôi có thắc mắc rằng trường hợp nào Toà án phong tỏa tài sản đang thế chấp tại ngân hàng? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn, hi vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Phong tỏa tài sản là gì?
Tại Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó có hai biện pháp phong tỏa tài sản là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ và phong tỏa tài sản nơi gửi giữ.
Phong tỏa tài sản nơi gửi giữ:
Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ là biện pháp khẩn cấp tạm thời được Tòa án áp dụng theo yêu cầu của đương sự nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Ví dụ: A khởi kiện B ra Tòa án để yêu cầu B bồi thường thiệt hại do B gây ra đối với A. Trong quá trình giải quyết vụ án, A biết được B có một kiện hàng đang được gửi tại kho nên yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản nơi gửi giữ đối với kiện hàng đó của của B. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là biện pháp khẩn cấp tạm thời được Tòa án áp dụng theo yêu cầu của đương sự nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Ví dụ: A khởi kiện B ra Tòa án để yêu cầu B trả số nợ 1 tỷ đồng mà B đã vay của A. Trong quá trình giải quyết vụ án, A biết được B đang làm các thủ tục để chuyển nhượng mảnh đất là tài sản duy nhất của B cho chú của B. Lúc này, A có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đối với B (B là người có nghĩa vụ trả nợ cho A) để đảm bảo cho việc thi hành án.
Trường hợp nào Toà án phong tỏa tài sản đang thế chấp tại ngân hàng?
Quy định về phòng tỏa tài sản có đề cập ở Điều 126, tuy nhiên pháp luật hiện tại không có quy định và cũng không hướng dẫn cụ thể về trường hợp Tòa án dụng biện pháp phong tỏa tài sản đang thế chấp hợp pháp.
Tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP (văn bản này hiện nay đã hết hiệu lực) quy định về tài sản bảo như sau:
Tài sản bảo đảm
…
4. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp và có giá trị pháp lý đối với người thứ ba thì Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác không được kê biên tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trên tinh thần đó thì đối với tài sản đã được các bên đương sự thế chấp hợp pháp tại Ngân hàng hay tổ chức tín dụng, thì Toà án không được phép phong toả hay kê biên các tài sản này để đảm bảo việc thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào khác của đương sự.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, việc Tòa án có áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản đang thế chấp tại ngân hàng hay không sẽ được hướng dẫn cụ thể tại Tòa án.
Để có thông tin chính xác cho trường hợp này bạn cần xin hướng dẫn cụ thể của Tòa án.
Trường hợp Tòa án được áp dụng phong tỏa tài sản
Theo quy định tại Điều 125, 126 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án được áp dụng phong tỏa tài sản trong trường hợp:
– Người có nghĩa vụ có tài sản, có tài sản đang gửi giữ. Trường hợp người có nghĩa vụ không có tài sản gì thì không thể áp dụng biện pháp này nên đây được xem là điều kiện cần để áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản.
– Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản là cần thiết. “Cần thiết” ở đây được hiểu là phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản nếu không người có nghĩa vụ sẽ thực hiện các hành vi nhằm tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ. Cần thiết cũng có thể được hiểu là trong trường hợp áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mang lại hiệu quả tốt hơn thì không cần phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản nữa.
Thủ tục yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản. Đơn yêu cầu cần có các nội dung chính sau:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản;
– Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
– Lý do cần phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản;
– Biện pháp phong tỏa tài sản được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tùy yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp.
Người yêu cầu có thể nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản trong quá trình giải quyết vụ án hoặc cũng có thể nộp cùng với đơn khởi kiện trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật tiền tệ tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Trường hợp nào Toà án phong tỏa tài sản đang thế chấp tại ngân hàng?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn soạn thảo văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Phong tỏa tài sản là biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Đây là lệnh bắt buộc thực hiện.
Câu trả lời là Không. Theo quy định hiện hành chỉ có tòa án mới có quyền ra quyết định phong tỏa tài sản. Quyết định này được thực hiện bởi cơ quan thi hành án. Trong quá trình phong tỏa, công an có tham gia nhưng chỉ có chức năng đảm bảo an ninh trật tự, hỗ trợ việc phong tỏa.
Khoản 3 Điều 67 Luật Thi hành án dân sự quy định:
“Điều 67. Phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa theo quy định của Luật này.”
Ngoài ra, luật cũng quy định, chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật các thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp bảo đảm khi được Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản cung cấp.