Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Khác

Trộm tiền công đức ở chùa phạm tội gì?

Thùy Linh by Thùy Linh
Tháng 7 28, 2021
in Luật Khác
0

Có thể bạn quan tâm

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Sơ đồ bài viết

  1. Tiền công đức là gì?
  2. Trộm tiền công đức ở chùa bị phạt bao nhiêu?
  3. Trộm tiền công đức ở chùa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
  4. Câu hỏi thường gặp

Chùa là nơi linh thiêng, tôn kính, giúp con người tĩnh tâm nên thường không có lực lượng canh giữ, bảo vệ. An ninh phần lớn dựa sự tự giác của con người, điều này khiến một số đối tượng nảy sinh lòng tham, muốn trộm cắp tiền công đức ở chùa. Hành vi trộm cắp tiền công đức gây bức xúc dư luận, khiến sư tăng ni lo lắng về tình hình an ninh. Vậy trộm tiền công đức ở chùa bị xử lý như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP
  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Nội dung tư vấn

Tiền công đức là gì?

Hiện chưa có định nghĩa cụ thể nào về thuật ngữ “Tiền công đức”, và thường được sử dụng trong Phật giáo, một số tôn giáo, tín ngưỡng chứ không phải được sử dụng trong tất cả các tôn giáo ở Việt Nam.

Có thể hiểu tiền công đức là tiền, tài sản dâng cúng tài trợ cho cơ sở tôn giáo, nhà tu hành để hoạt động tôn giáo, xây dựng cơ sở vật chất và nuôi dưỡng, bảo đảm sinh hoạt cho nhà tu hành thì thuộc quyền quản lý của trụ trì. Hoặc là tiền, tài sản tài trợ cho việc bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị của di tích thì thuộc quyền quản lý của ban quản lý di tích…

Chùa là nơi tập trung của các sư, tăng, ni và tín đồ sinh hoạt, tu hành, thuyết giảng đạo Phật, thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo. Đây là nơi linh thiêng, tôn kính, giúp con người tịnh tâm nên thường không có lực lượng canh giữ, bảo vệ. An ninh phần lớn dựa sự tự giác của con người, điều này khiến một số đối tượng nảy sinh lòng tham, muốn trộm cắp tiền công đức ở chùa.

Trộm tiền công đức ở chùa bị phạt bao nhiêu?

Thông thường, số tiền trộm hòm công đức không lớn, có khi từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng, nhưng gây tâm lý bức xúc cho dư luận, lo lắng đối với trụ trì, chư tăng trong chùa. Hành vi trộm tiền công đức tùy theo mức độ, hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình; quy định như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

Như vậy, hành vi trộm tiền công đức với giá trị dưới 2.000.000 đồng sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ, trộm cắp tiền công đức với giá trị dưới 2.000.000 đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, như người có hành vi trộm cắp đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi chiêm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã từng phạm tội chiếm đoạt tài sản;….

Trộm tiền công đức ở chùa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi trộm tiền công đức ở chùa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, cụ thể như sau:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1, Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…

Theo quy định trên, hành vi trộm tiền cồn đức ở chùa bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, nếu người vi phạm trộm số tiền công đức từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc trộm cắp số tiền dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội: Tội cướp tài sản; Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội cưỡng đoạt tài sản; Tội cướp giật tài sản; Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản công đức bị trộm là di vật, cổ vật.

Hơn nữa, hành vi trộm tiền công đức ở chùa có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tiền công đức trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

+ Hành hung để tẩu thoát;

+ Tài sản công đức bị trộm là bảo vật quốc gia;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Thậm chí, trộm tiền công đức ở chùa thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Đặc biệt, trộm tiền công đức bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, nếu người vi phạm có hành vi sau:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Shiper trộm đơn hàng của khách bị xử lý thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Trộm cắp tài sản là gì?

Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lí. Trộm cắp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác.

Mặc trang phục phản cảm đi chùa bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; hành vi mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam tại đền chùa, lễ hội sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 – 500 nghìn đồng.

Đập phá hòm công đức ở chùa bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi đập phá hòm công đức ở chùa bị phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng. Tùy theo hậu quả, mức độ vi phạm, người có hành vi đập phá hòm công đức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Đánh giá bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Tiền công đức ở chùa là gì?Trộm tiền công đức ở chùa bị phạt bao nhiêu?Trộm tiền công đức ở chùa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Mới nhất

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 15, 2024
0

Hóa đơn điện tử là một dạng hóa đơn được phát hành, gửi và lưu trữ dưới dạng điện tử,...

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 12, 2024
0

Bảo hiểm xã hội là một hệ thống bảo vệ tài chính và an sinh cho người lao động và...

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

by Hương Giang
Tháng 9 9, 2024
0

Chuyển khẩu là quá trình thay đổi địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của cá nhân từ một nơi...

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì?

by Hương Giang
Tháng 9 5, 2024
0

Xuất khẩu rượu là quá trình chuyển giao rượu từ quốc gia sản xuất sang quốc gia khác để bán...

Next Post
Trộm thú cưng bị xử lý như thế nào?

Trộm thú cưng bị xử lý như thế nào?

Thủ tục đính chính sổ đỏ

Thủ tục đính chính sổ đỏ, sổ hồng

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x