Thủ tục cấp giấy phép cho thuê lại lao động là một điều kiện vô cùng quan trọng; khi doanh nghiệp muốn thành lập và đi vào hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động. Hiện nay, việc cho thuê lại lao động là quan hệ khá phổ biến trong lĩnh vực lao động. Có khá nhiều người muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm thế nào để thành lập doanh nghiệp này. Đặc biệt, là đối với việc xin giấy phép đủ điều kiện cho thuê lại lao động. Để hiểu thêm về vấn đề này hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu về trình tự cấp giấy phép cho thuê lại lao động.
Căn cứ pháp lý:
Cho thuê lại lao động là gì ?
Theo quy định tại điều 52 Bộ luật Lao động 2019; có định nghĩa về cho thuê lại lao động như sau:
Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động; là doanh nghiệp cho thuê lại lao động; sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành; của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động; với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
Là một quan hệ có sự tham gia của nhiều bên. Theo đó người sử dụng lao động tuyển người lao động nhưng không trực tiếp sử dụng; người lao động mà lại chuyển quyền sử dụng lao động sang cho bên thuê lại lao động. Chính vì vậy; khi muốn thành lập doanh nghiệp cung ứng dịch vụ lao động; thì doanh nghiệp này cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đặc biệt là điều kiện về giấy phép cho thuê lại người lao động. Vậy thủ tục cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần những gì ?
Điều kiện thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Để được cấp giấy phép cho thuê lại lao động thì trước tiên; cần phải thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động. Các điều kiện để thành lập doanh nghiệp cho thuê lại doanh nghiệp; được quy định tại điều 54 Bộ luật lao động như sau:
1.Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động; cho thuê lại lao động
Các điều kiện đê thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động; được hướng dẫn chi tiết tại nghị định 145/2020/NĐ-CP
Xem thêm: Điều kiện thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Theo quy định tại nghị định 145/2020/NĐ-CP; mà cụ thể tại điều 24 thì hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép cho thuê lại lao động; được quy định như sau:
Thứ nhất văn bản chứng minh trình độ chuyên môn của người đại diện
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;
- Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp; của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài; không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp; tại quốc gia mang quốc tịch.
Đối với những loại hồ sơ này doanh nghiệp cần đảm bảo; giá trị của những giấy tờ trên được cấp không quá 6 tháng.
Thứ hai các văn bản chứng minh kinh nghiệm và thời gian làm việc, các văn bản khác
- Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm; (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu; (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động).
Nếu những văn bản này của người nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt; chứng thực và hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động.
Trình tự thủ tục cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Bước 1 :Hoàn thành hồ sơ và nộp hồ sơ
Doanh nghiệp sau khi tiến hành hoàn tất hồ sơ như trên;; thì có thể tiến hành việc nộp hồ sơ tại sở lao động thương binh và xã hội; cấp tỉnh nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2: Thẩm định thủ tục cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định; trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.
Bước 3: Cấp giấy phép
Thẩm quyền: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết ”Trình tự thủ tục cấp giấy phép cho thuê lại lao động?“sẽ giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833102102
Câu hỏi liên quan
Theo quy định tại khoản 1 điều 15 nghị định 145/2020/NĐ-CP thì Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ theo mức quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này tại ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi là ngân hàng nhận ký quỹ).
Theo quy định tại khoản 1 điều 18 nghị định 145/2020/ NĐ-CP thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ lao động được rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
– Doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn không đủ khả năng thanh toán các quyền lợi cho người lao động sau 30 ngày kể từ ngày đến hạn
– Gặp tinh trạng khó khăn không bồi thường được do vi phạm hợp đồng cho thuê lại lao động
– Doanh nghiệp không được cấp giấy phép, doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép…
Hiện nay pháp luật không quy định thời hạn tối đa số lần mà doanh nghiệp được phép gia hạn giấy phép cho thuê lại lao động. Vì vậy thì doanh nghiệp có thể tiến hành gia hạn nhiều lần đối với giấy phép này. Thời hạn của giấy phép là tối đa 60 tháng, được phép gia hạn nhiều lần nhưng mỗi lần không quá 60 tháng.