Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc trật tự an toàn giao thông là gì?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tại Việt Nam khi nghe các tin tức từ báo đài, ít nhất trong đời người dân Việt Nam đã từng nghe qua cụm từ “trật tự an toàn giao thông” trong các bản tin về giao thông đường bộ tại Việt Nam. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trật tự an toàn giao thông là gì? Trật tự an toàn giao thông có vai trò gì trong việc điều tiết giao thông tại Việt Nam?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc trật tự an toàn giao thông là gì?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như sau:
– Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
– Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
– Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
– Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
– Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Trật tự an toàn giao thông là gì?
– Theo từ điển vtudien.com, trật tự an toàn giao thông được hiểu như sau: Trật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản. Các Điều từ 202 đến 220, Bộ luật hình sự quy định các tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải. Trật tự an toàn giao thông là bộ phận của trật tự, an toàn xã hội
– Theo Tiến sĩ Trần Sơn Hà viết trong Luận văn Tiến sĩ quản lý công, Tiến sĩ Trần Sơn Hà định nghĩa trật tự an toàn giao thông như sau: Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái xã hội được điều chỉnh bằng hệ thống quy phạm pháp luật bắt buộc mọi chủ thể tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo và xử sự có văn hóa nhằm bảo đảm an toàn cho người và tài sản khi tham gia giao thông; hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, giao thông được tiện lợi, thông suốt, an toàn, có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu mỹ quan giao thông, chống ô nhiễm môi trường.
Như vậy thông qua 02 định nghĩa trên ta kết luật được, nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, Nhà nước bằng công cụ quản lý đã thiết lập một hệ thống pháp luật, để người dân tuân thủ khi tham gia giao thông, từ việc tuân thủ các quy định pháp luật về giao thông đã góp phần tạo nên một trật tự xã hội, và trật tự đó gọi là trật tự giao thông.
Nguyên tắc bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại Việt Nam
– Bảo đảm hoạt động giao thông trật tự, an toàn, thông suốt; chủ động phòng ngừa tai nạn, vi phạm và ùn tắc giao thông; bảo vệ quyền con người; góp phần phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
– Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một nội dung của bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó Bộ Công an chịu trách nhiệm chính.
– Người tham gia giao thông phải tự giác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, có trách nhiệm giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác; được pháp luật bảo vệ khi tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
– Mọi hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Mọi hậu quả do vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
– Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương.
Đặc điểm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
– Thứ nhất, quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ là hành vi quản lý của các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức được pháp luật quy định.
– Thứ hai, việc thực thi quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước và do cán bộ, công chức tiến hành các hoạt động áp dụng pháp luật.
– Thứ ba, quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ mang tính quyền lực nhà nước với mục đích đảm bảo phục vụ hoạt động xã hội và kinh tế, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội
– Thứ tư, quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ thể hiện những quy định rất khắt khe đó là hàng loạt các điều kiện đảm bảo TTATGT đường bộ. Thứ năm, QLNN về TTATGT đường bộ xử lý các vi phạm pháp luật về TTATGT đường bộ đều dựa trên cơ sở pháp luật, theo pháp luật.
– Thứ sáu, quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ có liên quan đến nhiều mặt hoạt động của đời sống xã hội, đến tâm tư, tình cảm và các quyền lợi cơ bản của công dân.
– Thứ bảy, quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ thường xuyên có sự khai thác, kế thừa và sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học, kỹ thuật khác nhau.
Nhận xét và đánh giá thực trạng quản lý trật tự an toàn giao thông tại Việt Nam
– Ưu điểm:
- Thứ nhất, công tác quản lý trật tự về an toàn giao thông đã có những bước tiến, hệ thống pháp luật về TTATGT được xây dựng khá hoàn thiện, khắc phục những bất cập trong công tác quản lý nhà nước và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
- Thứ hai, Đảng, Nhà nước đã có những chỉ đạo kịp thời, sát sao, huy động được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc;
- Thứ ba, công tác quản lý, duy tu, duy trì hệ thống HTGT đường bộ kịp thời và hiệu quả, đảm bảo giao thông êm thuận, thông suốt, an toàn, duy trì khả năng khai thác bình thường của hệ thống giao thông vận tải đường bộ.
- Thứ tư, công tác quản lý và điều hành giao thông, tổ chức giao thông đã có những bước chuyển tích cực, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu về giao thông và nhu cầu đi lại của người dân.
- Thứ năm, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông tiếp tục được quan tâm và đẩy mạnh.
- Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra và TTKS, xử lý vi phạm đã được tăng cường và có nhiều đổi mới.
- Thứ bảy, tiếp tục triển khai tái cơ cấu thị trường, tăng cường kết nối, nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng các phương thức vận tải đã giảm áp lực cho đường bộ.
– Hạn chế:
- Một là, kết cấu hệ thống giao thông còn nhiều bất cập, nhất là các đô thị lớn. HTGT chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải và tăng nhanh của phương tiện giao thông. Tiến độ thi công nhiều dự án chậm.
- Hai là, tổ chức giao thông, công tác cải tạo và xóa các điểm đen TNGT còn nhiều bất cập cần phải được giải quyết.
- Ba là, công tác thẩm định ATGT còn nhiều tồn tại, các cơ quan có liên quan chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm phối hợp thực hiện thẩm định.
- Bốn là, công tác quản lý và kiểm định các loại phương tiện giao thông còn nhiều bất cập.
- Năm là, công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX và quản lý người điều khiển phương tiện giao thông còn nhiều tồn tại.
- Sáu là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT thiếu chiều sâu, còn nặng về hình thức, chưa liên tục, chưa phù hợp với đặc điểm từng loại đối tượng, địa bàn; chưa duy trì thường xuyên mà chủ yếu làm theo chiến dịch hoặc đợt cao điểm như năm ATGT, tháng ATGT…
- Bảy là, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành đạo luật về giao thông còn chậm.
Nguồn: Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luận văn Tiến sĩ quản lý công về quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay của Tiến sĩ Trần Sơn Hà.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Trật tự an toàn giao thông là gì?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; đăng ký bảo hộ thương hiệu; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến công tác bảo đảm TTATGT dự báo trong thời gian tới, đối tượng tham gia giao thông sẽ phát triển mạnh cả về số lượng và thành phần đối tượng tham gia. thức chấp hành quy tắc về ATGT của người tham gia giao thông nói chung, người điều khiển phương tiện giao thông nói riêng sẽ được nâng lên. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chức năng sẽ triển khai thực hiện quyết liệt hơn Chỉ thị số 18- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP, các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT.
Theo quy định của BLHS 2015 sđ bs 2017 quy định với hành vi gây thương tích cho mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% cho người bị tan nạn thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Lái xe say rượu là tình trạng phổ biến tại Việt Nam.Theo quy định của BLHS 2015 sđ bs 2017 thì người lái xe trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác thì sẽ bị phạt tù từ 03 – 10 năm.