Chào Luật sư, hôm trước cháu tôi có đến nhà bàn chuyện làm ăn. Cháu tôi muốn đứng ra vay tiền của ngân hàng. Nó có đề cập đến việc mong muốn tôi làm người bảo lãnh để vay tiền. Không biết nếu sau này nó không trả được tiền thì tôi có phải trả nợ thay hay không? Trách nhiệm của người bảo lãnh vay tiền là gì? Luật quy định vấn đề này như thế nào theo quy định hiện nay? Người bảo lãnh vay tiền có bị lấy tài sản để trả nợ thay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Bảo lãnh trong BLDS năm 2015
Điều 335 BLDS 2015 định nghĩa: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh); cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh); sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh); nếu khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
Từ nghĩa vụ bảo lãnh có thể sẽ là cơ sở để làm phát sinh các nghĩa vụ khác; ví dụ, nghĩa vụ hoàn lại giữa những người đồng bảo lãnh cho người bảo lãnh đã hoàn tất nghĩa vụ; hay nghĩa vụ hoàn trả của người được bảo lãnh với người bảo lãnh đã hoàn tất nghĩa vụ bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh là loại nghĩa vụ có điều kiện theo cách quy định của BLDS 2015 hiện hành.
Phạm vi và cách thức bảo lãnh hiện nay ra sao?
Theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 Bộ Luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015); thì phạm vi bảo lãnh của bên bảo lãnh là cam kết bảo lãnh một phần; hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Đồng thời, nhiều người có thể cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ; trong trường hợp đó, người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ; thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh; trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập.
Pháp luật dân sự quy định, nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt; tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Do đó, các bên bảo lãnh không được từ chối việc trả các khoản tiền phát sinh; nếu hợp đồng có thoả thuận về các khoản tiền trên. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản; để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Trách nhiệm của người bảo lãnh vay tiền là gì?
Tại Điều 339, Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định, trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên này không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Do đó, khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Có phải trả nợ thay khi bảo lãnh vay vốn cho người khác?
Một trong những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ là bảo lãnh. Theo đó, có thể hiểu bảo lãnh vay vốn ngân hàng như sau:
– Bên bảo lãnh cam kết với bên ngân hàng (bên nhận bảo lãnh) sẽ trả nợ thay cho bên vay (bên được bảo lãnh) nếu đến hạn trả nợ mà bên vay không thực hiện/thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Trong đó, nghĩa vụ trả nợ gồm: Lãi, nợ gốc, tiền bồi thường thiệt hại, tiền lãi trên số tiền chậm trả…
– Các bên có thể thoả thuận bên bảo lãnh chỉ phải trả nợ thay cho bên vay nếu bên vay không có khả năng trả nợ.
– Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh chỉ một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của bên vay.
Theo Điều 342 Bộ luật Dân sự, bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay trong trường hợp:
– Bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Nếu các bên thoả thuận thì khi bên vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Để yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay, ngân hàng cần phải gửi Văn bản yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm với hồ sơ thoả thuận tại cam kết bảo lãnh cho bên bảo lãnh.
Hình thức gửi yêu cầu có thể thông qua hình thức trực tiếp hoặc thông qua mạng bưu chính công cộng. Nếu gửi qua bưu điện thì ngày bên bảo lãnh nhận được yêu cầu được xem là ngày ký nhận thư bảo đảm.
Đặc biệt, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ do ngân hàng gửi cho bên bảo đảm chỉ được coi là hợp lệ nếu bên bảo đảm nhận được yêu cầu trong thời gian làm việc của bên bảo đảm và trong thời hạn còn hiệu lực của cam kết bảo lãnh.
Hệ quả pháp lý của bảo lãnh là gì?
Bảo lãnh có các hệ quả pháp lý như: miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh và chấm dứt bảo lãnh; được quy định tại các Điều 341, Điều 342, Điều 343 BLDS 2015.
– Khi bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh; thì bên cạnh bên bảo lãnh được miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trước bên nhận bảo lãnh; mà nghĩa vụ của bên được bảo lãnh trước bên nhận bảo lãnh cũng được miễn; Bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện phân nghĩa vụ cho một người; trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh; Khi bên bảo lãnh được một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho việc thực hiện nghĩa vụ với họ; thì quan hệ bảo lãnh chỉ chấm dứt giữa người bảo lãnh; và bên nhận bảo lãnh đã miễn cho họ. Do đó, nghĩa vụ giữa bên bảo lãnh với những người nhận bảo lãnh còn lại; vẫn phát sinh và phải thực hiện.
– Nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh với bên bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện; thực hiện không đúng hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trước bên nhận bảo lãnh. Lúc này thì nghĩa vụ sẽ được chuyển sang cho bên bảo lãnh.
– Nghĩa vụ được bảo lãnh có thể chấm dứt vì nhiều lý do khác nhau; như khi bên được bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ này; việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ khắc dấu công ty nhanh chóng giá rẻ
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng đất
- Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Trách nhiệm của người bảo lãnh vay tiền là gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, phí dịch vụ công chứng tại nhà; tra cứu thông tin quy hoạch, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Việc bảo lãnh phải được thành lập văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.
Theo khái niệm về bảo lãnh đã nêu trên thì khi một biện pháp bảo lãnh được đặt ra sẽ xuất hiện nhiều mối quan hệ giữa các chủ thể với nhau và có sự liên hệ nhất định giữa các quan hệ đó (Ví dụ: A, B, C).
Về các mối quan hệ: Quan hệ giữa A với B là quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh (được hình thành từ sự thoả thuận giữa A và B hoặc theo quy định của pháp luật), quan hệ giữa A với c là quan hệ bảo lãnh (được hình thành từ sự thoả thuận giữa A và C), quan hệ giữa c với B chỉ phát sinh khi c đã thay B thực hiện nghĩa vụ của B trước A (được gọi là nghĩa vụ hoàn lại).
Người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của họ trước bên nhận bảo lãnh. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh