Tiền lương là một khoản thu nhập quan trọng và chủ yếu của phần lớn của người lao động, để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người. Tiền lương do người sử dụng lao động trả dựa trên cơ sở sự đóng góp của người lao động. Tiền lương cần được trả đúng kỳ hạn theo thỏa thuận và trên sở quy định của pháp luật. Trả lương vào ngày nào trong tháng theo quy định mới? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Trả lương vào ngày nào trong tháng?
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc. Theo điều 90, Bộ luật lao động 2019; tiền lương bao gồm:
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh.
Mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Ngày trả lương hàng tháng
Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận; năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc; theo kỳ hạn quy định tại điều 97 Bộ Luật Lao động như sau:
– Người lao động hưởng lương theo giờ; ngày; tuần thì được trả lương sau giờ; ngày; tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
– Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
Ví dụ: Chị A làm việc tại vị trí phiên dịch của công ty B. Theo thỏa thuận chị A được hưởng lương theo tháng. Trước khi ký hợp đồng lao động; công ty B cho biết nhân viên công ty được trả lương vào ngày mùng 5 hàng tháng, chị A hoàn toàn đồng ý. Căn cứ vào thỏa thuận đó; chị B được trả lương vào ngày mùng 5 hàng tháng.
– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm; theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Tóm lại, thời điểm trả lương vào ngày nào trong tháng phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Trả lương hưu vào ngày nào trong tháng?
Với hình thức nhận qua thẻ ATM; lương hưu và trợ cấp BHXH của tháng sẽ được chuyển vào tài khoản người hưởng từ ngày 4 đến ngày 5-1.Đối với người nhận tiền mặt, bưu điện tổ chức chi lương gộp 2 tháng tại điểm chi trả thuộc hệ thống bưu điện từ ngày 4 đến 25 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết).
Hình thức trả lương hiện nay được quy định ra sao?
Để tạo thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động; pháp luật cho phép lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động mở tại ngân hàng.
Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của ngân hàng số. Trong thời gian qua; ngân hàng số đã cho thấy sự thuận tiện của mình; do đó trả lương bằng hình thức chuyển khoản được hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam áp dụng.
Tuy nhiên, cần lưu ý; khi trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Nguyên tắc trả lương hiện nay ra sao?
Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp; đầy đủ; đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa; sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Có được trả lương cho lao động nước ngoài bằng ngoại tệ?
Theo Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN, các giao dịch sau được phép sử dụng ngoại tệ:
- Điều chuyển vốn nội bộ trong doanh nghiệp;
- Góp vốn thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Trả lương cho người lao động nước ngoài;
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú;
- Giao dịch với Doanh nghiệp chế xuất;
- Giao dịch với Tổ chức tín dụng;
- Thanh toán phí, lệ phí cho cơ quan nước ngoài;
- Cung ứng dịch vụ ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu;
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
- Kinh doanh hàng miễn thuế;
- Kinh doanh đại lý vận tải;
- Cung ứng dịch vụ ngoại hối;
- Kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn và du lịch;
- Cung ứng dịch vụ tại khu cách ly, kho ngoại quan
- Một số giao dịch trong hoạt động đấu thầu
- Giao dịch được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận
Như vậy, pháp luật Việt Nam cho phép việc trả lương cho người nước ngoài qua ngoại tệ. Do đó, bạn có thể trả lương cho người lao động đó bằng đô la.
Xử phạt khi vi phạm thanh toán bằng ngoại tệ
Nếu giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ không đúng quy định nêu trên sẽ bị xử phạt từ 200 – 250 triệu đồng (điểm c khoản 6 Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP).
Mức phạt tương tự đối với hành vi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Trả lương vào ngày nào trong tháng theo quy định?
Mời bạn xem thêm:
- Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không?
- Tách sổ hộ khẩu cần những gì?
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mới nhất năm 2022
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Trả lương vào ngày nào trong tháng theo quy định mới?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về giấy tờ hành chính, bảo hộ logo công ty, đăng ký kinh doanh, bảo hộ logo thương hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động được quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:
– Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
– Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động.
Theo khoản 2 điều 27 Bộ luật lao động 2019:
“Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
Trường hợp doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả (lương ngừng việc) của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có thể làm thủ tục vay vốn để trả lương ngừng việc hoặc lấy ý kiến Ban chấp hành Công đoàn cơ sở để thống nhất thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.