Bản đồ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, là công cụ hỗ trợ rất nhiều công việc hay trong việc học các môn học ở trường. Việc đo đạc bản đồ theo pháp luật cũng cần phải được cấp phép. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Tra cứu giấy phép đo đạc bản đồ” qua bài viết sau đây nhé!
Hoạt động đo đạc bản đồ
Đo đạc và bản đồ là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật sử dụng các thiết bị và các phương pháp để thu nhận và xử lý thông tin nhằm xác định các đặc trưng hình học và thông tin thuộc tính của các đối tượng địa lý, ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước và đáy nước và các khoảng không ở dạng tĩnh hoặc biến động theo thời gian để biểu thị bề mặt trái đất dưới dạng mô hình thu nhỏ bằng hệ thống ký hiệu, theo các quy tắc toán học nhất định
Căn cứ Điều 29 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP, những hoạt động đo đạc và bản đồ sau cần phải có giấy phép:
1. Lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành.
2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành.
3. Xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao, trọng lực.
4. Thu nhận dữ liệu ảnh hàng không.
5. Xử lý dữ liệu ảnh viễn thám.
6. Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.
7. Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình.
8. Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển.
9. Đo đạc, thành lập bản đồ địa giới hành chính.
10. Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.
11. Thành lập bản đồ hành chính.
12. Đo đạc, thành lập hải đồ.
13. Đo đạc, thành lập bản đồ công trình.
Nguyên tắc hoạt động đo đạc và bản đồ
– Hoạt động đo đạc và bản đồ phải bảo đảm cung cấp dữ liệu địa lý phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, nâng cao dân trí và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
– Công trình xây dựng đo đạc là tài sản của Nhà nước, phải được sử dụng và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
– Các sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản phải được cập nhật thường xuyên và kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
– Việc thành lập các sản phẩm bản đồ chuyên ngành và các cơ sở dữ liệu địa lý chuyên ngành phải sử dụng các lớp thông tin nền của bản đồ địa hình quốc gia và cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia.
– Tổ chức, cá nhân được sử dụng các sản phẩm đo đạc và bản đồ và thực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.
Tra cứu giấy phép đo đạc, bản đồ
Tại Nghị định Số: 27/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật đo đạc và bản đồ tại Điều 30. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ quy định:
– Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cấp cho tổ chức được thực hiện theo quy định tại Điều 51 của Luật Đo đạc và bản đồ. Giấy phép có thời hạn là 05 năm và mỗi lần gia hạn thời gian là 05 năm. Giấy phép cấp cho nhà thầu nước ngoài phải thể hiện địa bàn hoạt động và phải có thời hạn theo thời gian thực hiện nội dung về đo đạc và bản đồ trong gói thầu. Việc Giấy phép được gia hạn theo thời gian gia hạn để thực hiện nội dung về đo đạc và bản đồ trong gói thầu được quy định.
– Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 16 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, gồm các thông tin chính về tên và địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên hệ, fax, Email, website, số quyết định thành lập tổ chức hoặc mã số doanh nghiệp và các danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ được cấp phép, ngày cấp cùng thời hạn giấy phép, phạm vi hoạt động, danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ cấp bổ sung và người ký giấy phép theo quy định khác.
Nghị định Số: 27/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật đo đạc và bản đồ quy định Tại Điều 30. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cấp cho tổ chức được thực hiện theo quy định tại Điều 51 của Luật Đo đạc và bản đồ. Giấy phép có thời hạn là 05 năm, mỗi lần gia hạn là 05 năm.
Về Giấy phép cấp cho nhà thầu nước ngoài phải thể hiện địa bàn hoạt động và có thời hạn theo thời gian thực hiện nội dung về đo đạc và bản đồ trong gói thầu. Giấy phép được gia hạn theo thời gian gia hạn để thực hiện nội dung về đo đạc và bản đồ trong gói thầu theo quy định
2. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 16 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, gồm các thông tin chính về tên, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại liên hệ, fax, Email, website, số quyết định thành lập tổ chức hoặc mã số doanh nghiệp, danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ được cấp phép, ngày cấp, thời hạn giấy phép, phạm vi hoạt động, danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ cấp bổ sung, người ký giấy phép.
Như vậy, khi tiến hành hoạt động đo đạc và bản đồ cấp cho tổ chức được thực hiện theo quy định cần có giấy phép hoạt động theo quy định. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định Số: 27/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật đo đạc và bản đồ và kèm theo các nội dung theo quy định đề ra như các thông tin chính về tên, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại liên hệ, fax, Email, website…
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
– Hồ sơ của tổ chức trong nước đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm: Đơn đề nghị hoặc tệp tin chứa đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ, bản khai hoặc tệp tin bản khai quá trình công tác của người phụ trách kỹ thuật theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ Hạng I, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm của người phụ trách kỹ thuật;
+ Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ, Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện đo, thiết bị, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ theo quy định.
– Hồ sơ của nhà thầu nước ngoài đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đó là Đơn đề nghị hoặc tệp tin chứa đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu của pháp luật quy định và Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính quyết định trúng thầu (hoặc quyết định được chọn thầu) của chủ đầu tư, trong đó có nội dung về đo đạc và bản đồ thuộc danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép
Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ, giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đối với nhân viên kỹ thuật là người nước ngoài; hoặc văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ, hợp đồng lao động của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ là người Việt Nam phù hợp với số lượng và trình độ chuyên môn trong hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu và các Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện đo, thiết bị, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định về cấp phép đo đạc bản đồ
- Hồ sơ trích lục bản đồ địa chính
- Quy định về cấp phép đo đạc bản đồ
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tra cứu giấy phép đo đạc, bản đồ”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thành lập công ty cổ phần, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy khai sinh sau khi đổi tên,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Đo đạc và bản đồ và trong đó có số lượng tối thiểu là 04 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên được đào tạo về đo đạc và bản đồ.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc và cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng theo quy định và cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép về việc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
Thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ không quá 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.