Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. Vậy theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam, tội phạm được phân thành mấy loại?
Để làm rõ vấn đề này mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Tội phạm được phân thành mấy loại?
Ý nghĩa của việc phân loại tội phạm:
– Là cơ sở để xác định và xây dựng các biện pháp pháp lý hình sự tương ứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, xác định chính sách hình sự cụ thể đối với từng hành vi phạm tội cụ thể.
– Có vai trò quan trọng trong việc triển khai chính sách hình sự thông qua nhận thức và phản ứng của Nhà nước đối với các tội có tính nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì có biện pháp xử lý khác nhau. Chi phối trực tiếp đến các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự về tội phạm, hình phạt, thẩm quyền điều tra, xét xử, …
– Ngoài ra, việc phân loại tội phạm còn có ý nghĩa chi phối đối với việc áp dụng một số chế định của luật tố tụng hình sự. Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; các quy định về thời hạn đưa vụ án ra xét xử hoặc ra các quyết định cụ thể đối với từng loại tội phạm cụ thể, ….
Có mấy loại tội phạm?
Những nhà lập pháp Việt Nam đã phân loại tội phạm ra thành 04 loại cụ thể. Lần lượt theo thứ tự từ ít nguy hại cho xã hội nhất đến mức nguy hại cao nhất đó là: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà người phạm tội đã thực hiện và đã cấu thành tội phạm thì tội phạm đó sẽ được phân loại vào một loại tội phạm cụ thể, tương ứng với nó.
Đối với cá nhân phạm tội:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng: Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
Ví dụ: A (23 tuổi) có hành vi trộm cắp tài sản của B là chiếc điện thoại Iphone 7 trị giá 3 triệu đồng và bị cơ quan Công an phát hiện. Hành vi trộm cắp của A cấu thành “Tội trộm cắm tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Với khung hình phạt là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Vậy mức hình phạt cao nhất trong trường hợp này là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
b) Tội phạm nghiêm trọng: Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
Ví dụ: A (25 tuổi) đang tiến hành bán một quả thận của con người cho anh B (36 tuổi) thì bị cơ quan công an tỉnh Tây Ninh phát hiện. Hành vi của A cấu thành “Tội mua bán bộ phận cơ thể người”. Với khung hình phạt là bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Vậy mức hình phạt cao nhất trong trường hợp này là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
c) Tội phạm rất nghiêm trọng: Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
Ví dụ: A (74 tuổi) đã thực hiện hành vi “giao cấu” và làm bé gái 13 tuổi có thai và bị cơ quan Công An phát hiện. Theo quy định hành vi của A cấu thành “Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với mức hình phạt tù từ 3 đến 10 năm. Vậy mức hình phạt cao nhất trong trường hợp này là phạt tù từ 3 đến 10 năm.
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Ví dụ: Vì mâu thuẫn trong công việc lam ăn của gia đình mà anh A (30 tuổi) đã tiến hành giết hại 03 người anh em của mình. Hậu quả 03 người anh em của A gục chết tại chổ. Theo quy định của pháp luật, A phạm tội giết người theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Với mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Vậy mức hình phạt cao nhất trong trường hợp này là tử hình.
Đối với pháp nhân phạm tội:
Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định phân loại tội phạm của pháp nhân và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về các tội mà pháp nhân phải gánh chịu trách nhiệm nếu phạm tội.
Có thể bạn quan tâm:
- Có phải từ 1/1/2022, người dân không phân loại rác sẽ bị phạt?
- Không phân loại rác theo quy định sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng
- Đình công là gì? Phân loại đình công lao động theo quy định?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luatsu X về “Tội phạm được phân thành mấy loại?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, đăng ký bảo hộ thương hiệu, xác nhận tình trạng độc thân, …; mời quý khách hàng liên hệ đến Hotline 0833.102.102 để được tiếp nhận.
Câu hỏi thường gặp
– Là cơ sở để xác định và xây dựng các biện pháp pháp lý hình sự tương ứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, xác định chính sách hình sự cụ thể đối với từng hành vi phạm tội cụ thể.
– Có vai trò quan trọng trong việc triển khai chính sách hình sự thông qua nhận thức và phản ứng của Nhà nước đối với các tội có tính nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì có biện pháp xử lý khác nhau. Chi phối trực tiếp đến các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự về tội phạm, hình phạt, thẩm quyền điều tra, xét xử, …
– Ngoài ra, việc phân loại tội phạm còn có ý nghĩa chi phối đối với việc áp dụng một số chế định của luật tố tụng hình sự. Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; các quy định về thời hạn đưa vụ án ra xét xử hoặc ra các quyết định cụ thể đối với từng loại tội phạm cụ thể, ….
Những nhà lập pháp Việt Nam đã phân loại tội phạm ra thành 04 loại cụ thể, lần lượt theo thứ tự từ ít nguy hại cho xã hội nhất đến mức nguy hại cao nhất đó là: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà người phạm tội đã thực hiện và đã cấu thành tội phạm thì tội phạm đó sẽ được phân loại vào một loại tội phạm cụ thể, tương ứng với nó.