Theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã hiện hành thì giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp có đặc điểm giống và khác nhau. Vậy tính chất khác biệt giữa hợp tác xã và doanh nghiệp là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020.
Điểm giống nhau giữa doanh nghiệp và hợp tác xã
- Cả hợp tác xã và doanh nghiệp đều là tổ chức tự nguyện.
- Đều có tư cách pháp nhân
Tính chất khác biệt giữa hợp tác xã và doanh nghiệp
Tiêu chí so sánh | Hợp tác xã | Doanh nghiệp |
Đối tượng hướng đến | Các thành viên hợp tác xã nhằm đáp ứng nhu cầu chung về hàng hóa, dịch vụ của thành viên. | Các hoạt động kinh doanh trên thị trường và nhằm mục đích sinh lợi. |
Cơ chế quản lý | Quyền quyết định việc quản lý công ty thường thuộc về cổ đông, thành viên chiếm số vốn lớn hơn, hay nói cách khác, quyền lực thuộc về người góp nhiều vốn. | Thành viên hợp tác xã có quyền bình đẳng và biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã. |
Phân phối lợi nhuận | Việc phân phối lợi nhuận chủ yếu dựa vào mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm. | Việc phân phối lợi nhuận thường căn cứ trên tỷ lệ sở hữu vốn của các cổ đông, thành viên công ty. |
Ưu nhược điểm của hợp tác xã
Ưu điểm loại hình hợp tác xã:
- Hợp tác xã thu hút được đông đảo các thành viên tham gia, tạo điều kiện cho các cá thể riêng lẻ phát triển trong việc sản xuất, kinh doanh. Mô hình này thể hiện tính xã hội cao.
- Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn.
- Hợp tác xã là một pháp nhân có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình, các thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Do vậy, các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh khi tham gia hợp tác xã, tránh được tâm lý lo lắng khi có rủi ro xảy ra.
Nhược điểm loại hình hợp tác xã:
Hoạt động kinh doanh theo hình thức hợp tác xã cũng có những hạn chế nhất định như:
- Do hợp tác xã phát triển theo cơ chế bình đẳng, nên mô hình này thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, vì thành viên tham gia hợp tác xã sẽ cảm thấy quyền lợi của mình khi tham gia quyết định các vấn đề của hợp tác xã không tương xứng với số vốn mà mình đã góp.
- Có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã do số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông.
- Khả năng huy động vốn của hợp tác xã không cao so với các loại hình doanh nghiệp khác do nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp của các thành viên và các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác.
- Sở hữu manh mún của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã.
- Uy tín về tên gọi của Hợp tác xã có thể sẽ là rào cản để nhà đầu tư hay các đối tác nước ngoài không đánh giá cao như mô hình doanh nghiệp.
Điều kiện thành lập hợp tác xã
- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
- Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã; Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã; Góp vốn theo quy định.
Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp
Trước tiên, cá nhân, tổ chức muốn mở công ty phải thuộc đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp. Theo đó, tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2020:
- Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;
- Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định liên quan có thể bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp trong thời hạn 03 năm;
- Người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Mời bạn xem thêm:
- Các trường hợp phải lập hợp đồng ủy quyền hiện nay
- Công ty chấm dứt hợp đồng trước thời hạn có được không?
- Hành vi khai thác khoáng sản lậu bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tính chất khác biệt giữa hợp tác xã và doanh nghiệp″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hộ khẩu; muốn đổi tên giấy khai sinh cho con hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Hợp tác xã là một mô hình kinh tế nhưng lại không được ưa chuộng thành lập và hoạt động rộng rãi như hộ kinh doanh hay doanh nghiệp, chủ yếu tập trung ở khi vực nông thôn. Mặc dù có tư cách pháp nhân, được tự do đăng ký kinh doanh các ngành nghề…nhưng lại ít được lựa chọn khi thành lập tổ chức kinh tế.
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh.