Xin chào Luật sư X. Tôi là cá nhân có tham gia vào một số loại bảo hiểm. Nhưng tôi tò mò không biết tiền đóng vào công ty bảo hiểm được đầu tư như thế nào? Luật sư có thể giúp tôi tìm hiểu về vấn đề này không. Tôi xin chân thành cảm ơn
Chắc hẳn các bạn cũng hiểu muốn mua các loại bảo hiểm bạn sẽ phải đóng phí hàng năm, định kỳ đều đặn theo thời hạn đã thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm. Vậy hẳn bạn cũng thắc mắc công ty bảo hiểm sẽ làm gì với số tiền mà bạn cũng như rất nhiều khách hàng khác đã đóng. Cùng Luật sư X chúng tôi tìm hiểu chủ đề này thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung tư vấn
Công ty bảo hiểm là gì? Công ty bảo hiểm hoạt động như thế nào?
Công ty bảo hiểm là định chế tài chính cung cấp nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau để bảo vệ cá nhân và doanh nghiệp, chống lại những rủi ro về tổn thất tài chính bằng cách thu một mức phí bảo hiểm nhất định.
Dựa vào những số liệu thực tế về xác suất xuất hiện của biến cố cũng như mức thiệt hại do biến cố gây ra;… chuyên viên bảo hiểm sẽ ước tính mức phí bảo hiểm cần thiết; và thu phí bảo hiểm để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm và đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý.
Tại Việt Nam, kinh doanh bảo hiểm là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Để công ty bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động thường phải đáp ứng được những điều kiện về tài chính và năng lực chuyên môn.
Tiền đóng vào công ty bảo hiểm được đầu tư như thế nào?
Nguồn vốn và nguyên tắc đầu tư của công ty bảo hiểm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 73/2016/NĐ-CP; quy định chi tiết các nguồn vốn mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể đầu tư như sau:
Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:
1. Nguồn vốn chủ sở hữu.
2. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
3. Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về nguyên tắc khi thực hiện đầu tư của các công ty Bảo hiểm. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 98 Văn bản hợp nhất Luật Kinh doanh bảo hiểm 2019 thì:
Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
Do đó mà việc đầu tư vốn của các công ty bảo hiểm phải được thực hiện hết sức thận trọng; và tuân theo các quy định của pháp luật.
Công ty bảo hiểm thực hiện đầu tư như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 98 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2019; quy định cụ thể về việc sử dụng vốn của công ty bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam; trong các lĩnh vực sau đây:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
c) Kinh doanh bất động sản;
d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
Theo đó, Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều luật này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.
Như vậy theo quy định như trên thì công ty bảo hiểm có thể sử dụng tiền vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư vào các lĩnh vực được pháp luật cho phép với tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng ngoài những lĩnh vực này; thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không được đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó, theo như các số liệu được thống kê; thì các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam cũng như trên thế giới thường lựa chọn đầu tư phần lớn vào Trái phiếu chính phủ. Bởi các công ty bảo hiểm khác với ngân hàng ở chỗ họ sẽ không chấp nhận rủi ro để đầu tư vào các hạng mục mạo hiểm như chứng khoán, ngoại tệ, bất động sản mà sẽ lựa chọn các hạng mục đầu tư an toàn, lãi ổn định dài hạn để duy trì và kiểm soát được nguồn vốn cho hoạt động của mình.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm của công ty bảo hiểm
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên; hoặc cổ đông công ty nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; hoặc là công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
- Các giấy tờ cần thiết khác nếu có.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư
Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ; thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu; Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 4: Xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động bảo hiểm
Doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh bảo hiểm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dụ phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
- Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
- Mức vốn và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức; cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có lien quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
- Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của laoij sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Tiền đóng vào công ty bảo hiểm được đầu tư như thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Công ty kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 60 ngày. Thời gian kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính phải cấp; hoặc từ chối cấp giấy phép.
Các lý do có thể đưa ra cho sự lựa chọn đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ của các công ty bảo hiểm là:
– Thứ nhất đó là tính an toàn, rủi ro cực kỳ thấp. Do được phát hành bởi Chính phủ nên mức độ an toàn dành cho các nhà đầu tư khá cao.
– Thứ hai đó là tính thanh khoản cao. Khi cần tiền, nhà đầu tư có thể bán; hoặc thế chấp để chuyển thành tiền mặt một cách nhanh chóng.