Thuế VAT hay còn gọi là thuế giá trị gia tăng là loại thuế phát sinh thường gặp khi bạn sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Vậy thuế VAT là gì? Thuế VAT ở Việt Nam la bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung nêu trên tại bài viết dưới đây.
Thuế VAT là gì? Đặc điểm của thuế VAT.
Thuế VAT hay thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính toán dựa trên phần giá trị phát sinh của dịch vụ, hàng hóa trong các giai đoạn sản xuất, lưu thông đến tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
Thuế VAT không áp dụng trên toàn bộ giá trị của dịch vụ, sản phẩm mà chỉ áp dụng với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ, sản phẩm đó.
Thuế VAT (Thuế giá trị gia tăng) có những đặc điểm tiêu biểu như sau:
- Thuế VAT là một loại thuế gián thu bởi thuế VAT được thu vào khâu tiêu thụ của hàng hóa, dịch vụ. Đối tượng nộp thuế VAT phải là người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, còn người chịu thuế VAT sẽ là người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cuối cùng.
- Thuế VAT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp bởi nó nhằm vào tất cả các giai đoạn từ luân chuyển hàng hóa, dịch vụ đến tiêu thụ sản phẩm nhưng chỉ tính trên giá trị gia tăng của mỗi giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ.
- Thuế VAT là sắc thuế có tính lũy thoái so với thu nhập do nó được tính trên giá bán của hàng hóa, dịch vụ mà người đóng thuế tức người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nên khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì tỷ lệ thuế VAT phải trả trong giá mua so với thu nhập của họ sẽ giảm đi.
- Thuế VAT thường được đánh theo nguyên tắc điểm đến bởi nó căn cứ vào thân phận cư trú của người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ mà không dựa vào nguồn gốc tạo ra hàng hóa, dịch vụ. Quyền đánh thuế VAT thuộc về quốc gia nơi mà hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ được sản xuất ra.
- Thuế VAT có phạm vi điều tiết rộng bởi nó đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người. Số lượng các hàng hóa, dịch vụ thuộc diện miễn thuế VAT theo thông lệ quốc tế thường rất ít.
Vai trò của thuế VAT trong nền kinh tế.
Thuế VAT đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, hỗ trợ đắc lực cho nhà nước quản lý kinh tế, cụ thể như sau:
- Các loại thuế trực thu được quản lý chặt chẽ, rõ ràng hơn, không cần phải đi sâu xem xét hay phân tích về tính hợp lý của thuế.
- Tạo ra nguồn thu ổn định vào ngân sách nhà nước.
- Chống thất thu thuế hiệu quả.
- Thuế VAT có tác dụng bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa khi thuế VAT hàng nhập khẩu tăng.
- Nâng cao tinh thần tự giác, tự nguyện thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của công dân.
- Đảm bảo sự đơn giản, rõ ràng và thuế VAT thường có ít thuế suất.
- Giúp cho việc hạch toán kế toán trở nên dễ dàng hơn, thúc đẩy việc mua bán hàng hóa có chứng từ, hóa đơn rõ ràng.
- Khuyến khích hiện đại hóa, chuyên môn hóa sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm các trang thiết bị mới.
- Tăng cường hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam.
Thuế VAT ở Việt Nam là bao nhiêu?
Mức thuế 0%: Được áp dụng cho các đối tượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây:
- Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài.
- Dịch vụ tài chính phái sinh.
- Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài.
- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông
- Dịch vụ cấp tín dụng.
- Chuyển nhượng vốn.
Mức thuế 5%: Áp dụng cho các mặt hàng dịch vụ, hàng hóa dưới đây:
- Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
- Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm rỉ đường, bã mía, bã bùn.
- Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá.
- Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định thuộc đối tượng không chịu thuế.
- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
- Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định thuộc đối tượng không chịu thuế.
Mức thuế 10%: Áp dụng với hàng hóa, dịch vụ không thuộc trường hợp không chịu thuế VAT, 0%, 5%.
Phân biệt thuế suất 0% với việc không phải nộp thuế.
Nhiều người thường hiểu nhầm thuế suất 0% với việc không phải nộp thuế là giống nhau nhưng theo quy định thì hoàn toàn khác nhau:
Tiêu chí | Không chịu thuế | Thuế suất 0% |
---|---|---|
Đối tượng | Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác. Những loại vật tư, hàng hóa dùng cho các lĩnh vực như: Khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển; hỗ trợ tư liệu sản xuất trong nước không sản xuất được; dịch vụ liên quan thiết thực, trực tiếp đến cuộc sống người dân và không mang tính kinh doanh.(Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC) | Theo Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau: Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài,…Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa; Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. |
Có phải chịu thuế? | Không | Có |
Kê khai thuế VAT | Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không phải thực hiện kê khai thuế VAT vì không thuộc đối tượng chịu thuế. | Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác phải kê khai thuế VAT vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế VAT. |
Khấu trừ và hoàn thuế | Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế VAT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. | Được khấu trừ và hoàn thuế VAT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thu. |
Ý nghĩa | Khuyến khích doanh nghiệp phát triển các lĩnh vực thiết yếu cho người dân trong nước. | Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài. |
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Dãy số mặt sau Căn cước công dân có ý nghĩa gì?
- Đối tượng được cấp hộ chiếu đỏ ngoại giao
- Đất nông nghiệp bao nhiêu mét vuông thì được tách sổ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thuế VAT ở Việt Nam la bao nhiêu?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục lấy giấy chứng nhận độc thân, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tính thuế là cơ sở để tính ra số thuế phải nộp. Theo Điều 6 Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12: “Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Thuế suất thuế giá trị gia tăng là mức thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Đối tượng chịu thuế VAT là: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng vào trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam; chịu sự tác động của 1 trong 3 hành vi đó là sản xuất; kinh doanh, tiêu dùng.
Hiểu đơn giản, đối tượng chịu thuế VAT là những tổ chức, hàng hóa có phát sinh những dịch vụ tăng thêm bởi hành vi tác động của đối tượng chịu thuế.