Chào Luật sư, đơn vị của tôi được giao một số dự án bởi sở xây dựng giao nhưng ban quản lý không đủ năng lực lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu nên thuê một đơn vị tư vấn làm hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu. Luật sư cho tôi hỏi Thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Khi nào lập hồ sơ mời thầu?
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư (khoản 29 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013).
Như vậy, hồ sơ mời thầu sử dụng cho:
– Hình thức đấu thầu rộng rãi (hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự)
– Hình thức đấu thầu hạn chế (khi gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu).
Theo Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, hồ sơ mời thầu được lập theo các căn cứ sau:
– Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;
– Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);
– Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
– Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.
Nội dung hồ sơ mời thầu phải bao gồm:
– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;
– Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).
Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Trách nhiệm của tổ chuyên gia khi lập hồ sơ yêu cầu?
Tại Điều 76 Luật Đấu thầu 2013 quy định rằng:
Trách nhiệm của tổ chuyên gia
1. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2. Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.
3. Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.
4. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
5. Bảo lưu ý kiến của mình.
6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
Hiện nay, không có một điều luật cụ thể nào quy định về trách nhiệm khi lập hồ sơ yêu cầu.
Tuy nhiên, Điều 76 Luật Đấu thầu 2013 có những nội dung liên quan tới hồ sơ yêu cầu cụ thể rằng việc lập hồ sơ yêu cầu không phải là trách nhiệm của tổ chuyên gia vì vậy phòng chuyên môn của doanh nghiệp có thể thực hiện việc này và tổ chuyên gia là cơ quan đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm đảm bảo khách quan, công khai, trung thực trong hoạt động đấu thầu.
Thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, chi phí lập HSMT, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
Theo quy định tại Khoản 7, Điều 9 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện.
Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu“ Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến mẫu hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vậy điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu là những điều kiện cụ thể liên quan đến tất cả các nội dung liên quan của một bộ hồ sơ.
Đối với hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
– Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;
– Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này;
Bên mời thầu tiến hành đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng trên Hệ thống theo tiến độ tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và phù hợp với thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt.
Đối với lựa chọn nhà thầu, trong quá trình đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, bên mời thầu phải đính kèm: Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, yêu cầu báo giá; Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, yêu cầu báo giá được phê duyệt.
Danh sách ngắn: Bên mời thầu đăng tải danh sách ngắn trên Hệ thống trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày danh sách ngắn được phê duyệt. Đính kèm quyết định phê duyệt danh sách ngắn trong quá trình đăng tải danh sách ngắn.
– Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;
– Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;
– Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.
Việc lập hồ sơ mời thầu do bên mời thầu tự lập, chỉ cần đảm bảo đủ điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 7 – Luật đấu thầu 2013 như sau: Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây: – Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.
Theo Điều 57 Luật đấu thầu năm 2013, tổ chức thẩm định là đơn vị có nhiệm vụ lập báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trình người có thẩm quyền.
Các cơ quan, tổ chức thẩm định là Các cơ quan, tổ chức thẩm định cụ thể được quy định tại Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Việc xác định cơ quan nào là cơ quan thẩm định đối với một gói thầu thì không chỉ xét về mức độ quy mô của nó mà phụ thuộc vào gói thầu đó thuộc thẩm quyền của cơ quan nào. Đối với gói thầu có quy mô nhỏ thì có thể áp dụng theo khoản 5, 6 hoặc 7 của Điều 104 Nghị định 63/2014/NĐ-CP:
Điều 104. Trách nhiệm của đơn vị thẩm định
Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính cấp huyện chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện.
Bộ phận giúp việc liên quan chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền, quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởngcác cơ quan khác ở địa phương, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.