Trong một số trường hợp, một số quốc giá phải áp dụng thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá. Vậy thuế suất thuế đối kháng là cố định phải không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin thuế suất thuế đối kháng có cố định không nhé!
Điều kiện áp dụng thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá
Biện pháp thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đó được đưa vào kinh doanh trên thị trường quốc gia nhập khẩu với giá trị thấp hơn giá trị thông thường của nó; nghành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu bị thiệt hại về mặt vật chất; có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá với những thiệt hại vật chất đó.
Thuế đối kháng: Một thành viên có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho một sản phẩm chỉ khi Thành viên đó đã xác định được, phù hợp với những quy định dưới đây, là sản phẩm đó được nhập vào lãnh thổ của mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối so với sản xuất nội địa, và theo đó có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp. (Điều II.1-SCM)
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp đối kháng (mà chủ yếu là thuế đối kháng) chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống trợ cấp, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:
- Hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp (với biên độ trợ cấp – tức là trị giá phần trợ cấp trên trị giá hàng hoá liên quan – không thấp hơn 1%);
- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);
- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại nói trên.
Mục đích áp dụng của thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá
Biện pháp thuế đối kháng là biện pháp thương mại nhằm chống lại hành vi thương mại không lành mạnh của một hoặc một số quốc gia cụ thể (nguyên tắc Tối huệ quốc không áp dụng trong trường hợp này). Mức thuế đối kháng được áp đặt không cao hơn mức trợ cấp Chính phủ liên quan, áp dụng trong khoảng thời gian nhất định và được tháo dỡ ngay khi các biện pháp trợ cấp không còn được áp dụng.
Điều V.1 SCM: “Một thành viên sẽ chỉ áp dụng biện pháp tự vệ trong giới hạn cần thiết để ngăn cản hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh. Nếu một biện pháp hạn chế định lượng được sử dụng, thì biện pháp này sẽ không làm giảm số lượng nhập khẩu dưới mức nhập khẩu trung bình của 3 năm đại diện gần nhất có số liệu thống kê, trừ khi có sự biện minh rõ ràng rằng cần có một mức khác để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng. Các Thành viên sẽ chọn biện pháp thích hợp nhất để thực hiện được các mục tiêu này.”
Thuế chống bán phá giá là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra. Trên thực tế, thuế chống bán phá giá được nhiều nước sử dụng như một hình thức “bảo hộ hợp pháp” đối với sản xuất nội địa của mình. Để ngăn chặn hiện tượng lạm dụng biện pháp này, các nước thành viên WTO đã cùng thoả thuận về các quy định bắt buộc phải tuân thủ liên quan đến việc điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá, tập trung trong một Hiệp định về chống bán phá giá của WTO – Hiệp định ADA.
Đối tượng áp dụng thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá
Biện pháp đối kháng nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành và thuế trợ cấp, nếu có, áp dụng đối với nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý khác mang tính đa phương cho trường hợp này).
Biện pháp thuế đối kháng chỉ được áp dụng đối với trường hợp thương mại có trợ cấp Chính phủ. Những hoạt động thương mại không lành mạnh do bản thân các doanh nghiệp thực hiện sẽ phải được điều chỉnh bởi biện pháp thương mại khác (thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bán phá giá).
Thuế chống bán phá giá đánh vào các nhà sản xuất riêng lẻ chứ không phải là thuế áp đặt chung cho hàng hoá của một quốc gia. Nguyên tắc chung nêu ra những Hiệp định của WTO là không được phân biệt đối xử khi áp dụng thuế chống phá giá, tức là nếu hàng hoá bị bán phá giá được xuất khẩu từ những quốc giá khác nhau với cùng biên độ phá giá như nhau thì sẽ áp đặt mức thuế chống phá giá thuộc vào biên độ phá giá của từng nhà xuất khẩu chứ không phải áp dụng bình quân (ngay cả khi các nhà xuất khẩu từ cùng một quốc gia) và không được phép vượt quá biên độ phá giá đã được xác định.
Hiệu lực hồi tố
Sau khi tham gia tham vấn, nguyên đơn xác định chác chắn là có trợ cấp và có tổn hại thực tế thì có thể đánh thuế chống đối kháng trừ việc trợ cấp được rút bỏ.
Trình hồi tố: cơ quan chức năng của quốc gia nhập khẩu có thể yêu cầu bất kỳ Chính phủ hay nhà xuất khẩu nào có cam đoan đã được chấp thuận cung cấp định kỳ thông tin liên quan tới việc cam đoan và cho phép kiểm tra lại các tông số liên quan. Trong trường hợp phát hiện có vi phạm cam đoan, thì căn cứ vào SCM và các quy định của Hiệp định GATT, cơ quan chức năng của quốc gia nhập khẩu có thể áp dụng ngay những biện pháp tạm thời trên cơ sở thông tin tối đa có được. Trong trường hợp đó có thể đánh thuế đối kháng chính thức.
Về hiệu lực hồi tố của thuế chống bán phá giá, Điều X-ADA đã quy định:
- Các biện pháp và mức thuế tạm thời chỉ được áp dụng đối với hàng nhập khẩu sau khi đã được thông qua.
- Bất kỳ sự khác biệt (tăng) nào giữa mức thuế tạm thời và mức thuế cuối cùng đều không được thu trong giai đoạn tạm thời, và bất kỳ khoản thuế nào (khi mức thuế cuối cùng ít hơn mức thuế tạm thời) cũng phải được thanh toán nhanh chóng.
- Mức thuế chống bán phá giá cuối cùng có thể được áp dụng với hiệu lực hồi tố 90 ngày trước các biện pháp tạm thời trong những trường hợp nhất định.
Thời hạn áp dụng thuế chống phá giá và thuế đối kháng
Về thời hạn áp thuế chống bán phá giá: Theo quy định của WTO, việc áp thuế chống bán phá giá không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có Quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát gần nhất. Trước khi hết thời hạn đó, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu phải tiến hành rà soát toàn bộ việc bán phá giá. Nếu việc kết luận cho thấy hiện tượng bán phá giá vẫn còn và tiếp tục gây thiệt hại thì thuế chống bán phá giá vẫn có thể được tiếp tục áp dụng (Điều XI.3-ADA).
Thuế đối kháng là một biện pháp phòng vệ thương mại mang tính tạm thời, chỉ có thể áp dụng trong khoảng thời gian và trong chừng mực cần thiết để đối kháng lại việc trợ cấp đang gây ra thiệt hại. Về nguyên tắc biện pháp thuế đối kháng phải chấm dứt sau 5 năm được áp dụng.
Tuy nhiên, thời hạn này có thể được kéo dài hơn trong trường hợp nước nhập khẩu có lý do để tin rằng việc chấm dứt áp dụng thuế đối kháng có khả năng làm cho trợ cấp và thiệt hại tiếp diễn hoặc tái diễn: “Toàn bộ thời gian áp dụng một biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời, thời gian bắt đầu áp dụng và bất kỳ sự gia hạn nào không được vượt quá 8 năm.” (Điều VII-SCM)
Trong thời gian chờ kết luận của việc xem xét đó, nước nhập khẩu có thể tiếp tục duy trì thuế đối kháng. Trong thời gian áp dụng thuế đối kháng cơ quan chức năng của nước nhập khẩu sẽ xem xét lại nhu cầu có tiếp tục đánh thuế đối kháng không, khi tự mình thấy cần hoặc theo yêu cầu của bên có quan tâm khi có bằng chứng thực tế chứng minh nhu cầu cần xem xét lại việc đánh thuế.
Phương pháp tính thuế
Để xác định hàng hoá nhập khẩu có được trợ cấp hay không, cơ quan điều tra nước nhập khẩu sẽ tiến hành tính toán mức trợ cấp của hàng hoá đó. Phương pháp tính toán chi tiết tuân thủ pháp luật của nước điều tra về vấn đề này, nhưng về cơ bản việc tính toán sẽ theo nguyên tắc sau đây của WTO:
- Nếu Nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thương mại bình thường cho khoản vay tương tự: Mức trợ cấp được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức lãi suất này;
- Nếu Nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay thương mại tương tự nếu không có bảo lãnh của Nhà nước: Mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức này;
- Nếu Nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ với giá mua cao hơn mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý (xác định theo các điều kiện thị trường của hàng hoá/dịch vụ liên quan): mức trợ cấp là mức chênh lệnh giá.
Biên độ trợ cấp được tính theo phần trăm mức trợ cấp trên trị giá hàng hoá.
Mức thuế chống bán phá giá được xác định theo biên độ phá giá và trong mọi trường hợp không được cao hơn biên độ phá giá. Một số nước có quy định áp dụng mức thuế chống bán phá giá thấp hơn biên độ phá giá nếu mức đó đã đủ để loại bỏ thiệt hại.
Về nguyên tắc mức thuế chống bán phá giá được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và không cao hơn biên độ giá của họ; trong trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra thì mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho họ không cao hơn biên phá giá trung bình của tất cả nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra.
Mời bạn xem thêm:
- Nhập hộ khẩu cho con theo ông bà có được không?
- Làm giấy khai sinh và nhập hộ khẩu cho con như thế nào?
- Vợ chồng không chung hộ khẩu có làm sổ đỏ được không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thuế suất thuế đối kháng là cố định phải không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hộ khẩu; xin cấp phép bay flycam hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, bảo hộ logo công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thuế đối kháng là biện pháp thuế quan đặc biệt của một quốc gia được áp dụng để bù đắp nhũng thiệt hại do những biện pháp trợ cấp của Chính phủ một quốc gia khác đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu trong thương mại.
Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ xung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm nhập khẩu bán phá giá trên thị trường của mình.
Thuế đối kháng là biện pháp thương mại nhằm chống lại hành vi thương mại không lành mạnh của một số quốc gia cụ thể.