Nộp thuế là nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức trong sẽ hội hiện nay. Việc nộp thuế đã không còn trở lên xa lạ với nhiều người. Vậy thuế giá trị gia tăng là gì? và thuế gia trị gia tăng được khấu trừ là gì?; thì nhiều người vẫn còn thắc mắc chưa hiểu rõ. Hãy cùng tìm hiểu với Luật sư X về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật thuế giá trị gia tăng 2008
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Thuế gia trị gia tăng (GTGT) có tên viết tắt là VAT từ cụm từ tiếng Anh Value Added Tax: thuế giá trị gia tăng. Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954. Khai sinh từ nước Pháp, thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế GTGT. Tính đến nay đã có khoảng 130 quốc gia áp dụng thuế GTGT.
Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Khấu trừ thuế là gì?
Khấu trừ thuế là phương pháp khấu trừ được áp dụng đối với các loại thuế hiện nay, theo đó chủ thể sẽ không trực tiếp đi nộp thuế, mà số tiền thuế sẽ được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc thu nhập của họ.
Trong khấu trừ thuế giá trị gia tăng chính là; việc các doanh nghiệp xác định số thuế phải nộp dựa trên kết quả của việc; lấy số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Hiểu một cách đơn giản thì khi một doanh nghiệp đi mua sản phẩm; thì sẽ phải chịu thuế GTGT đối với loại sản phẩm đó; đây sẽ được gọi là số thuế GTGT đầu vào của sản phẩm.
Nhưng khi doanh nghiệp tiến hành bán sản phẩm đó cho người mua hàng; thì người đó sẽ phải chịu phần thuế GTGT tính trên giá trị của sản phẩm đó; hay còn được gọi là thuế GTGT đầu ra.
Khi đó, Thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp sẽ chính = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là gì?
Thuế GTGT được khấu trừ là Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa , dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thỏa mãn các điều kiện theo quy định.
Thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất như trong các trường hợp bất khả kháng thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp không được bảo hiểm bồi thường
Đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Theo điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
Phương pháp khấu trừ thuế GTGT; được áp dụng với các đối tượng có cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật đề ra gồm:
– Cơ sở kinh doanh có doanh thu ít nhất 1 tỷ đồng/năm từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ
– Cơ sở kinh doanh hoàn tất các công việc liên quan đến sổ sách kế toán, hóa đơn và chứng từ mua bán theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đồng thời các đối tượng áp dụng phương pháp này còn là những doanh nghiệp tự nguyện đăng ký áp dụng khấu trừ thuế; các chủ thể có yếu tố nước ngoài có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ …
Lưu ý: Hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp thì không được đăng ký phương pháp khấu trừ nhé.
Đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
– Những doanh nghiệp mới thành lập.
– Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm < 1 tỷ
– Hộ, cá nhân kinh doanh.
Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ là gì?
Căn cứ Khoản 1, Điều 10, Luật 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng 2008:
1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng; số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra; bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá; dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng; giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là; giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế giá trị gia tăng xác định theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này;
c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng; tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu; và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.
Công thức tính:
Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ | = | Thuế GTGT đầu ra | – | Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ |
– Thuế GTGT đầu ra: Bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng, được xác định bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
– Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định), chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu, hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài và đáp ứng đủ các điều kiện về khấu trừ thuế đầu vào theo quy định của Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nếu bạn có những nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về thuế nó chung, hay giấy tờ hành chính, tra cứu quy hoạch xây dựng,… Hãy liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.
VD: Hạn nộp Tờ khai thuế GTGT tháng 12/2020 là ngày 20/1/2021.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo quý chậm nhất là ngày 30 của quý sau.
VD: Hạn nộp Tờ khai thuế GTGT quý 4/2020 là ngày 30/1/2021.
Chú ý:
– Dù không phát sinh các bạn vẫn phải làm Tờ khai để nộp nhé.
Số thuế GTGT phải nộp = tỷ lệ % x doanh thu
– Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.