Xin chào Luật sư X! Công ty tôi đang chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho công ty khác. Luật sư cho tôi hỏi thuế chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản pháp luật quy định như thế nào? Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết này. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật Quản lý thuế 2009
- Luật Khoáng sản 2010
- Nghị định 15/2012/NĐ-CP
- Thông tư số 38/2010/TT-BTC
- Luật phí và lệ phí số 2015
Quy định của pháp luật về thuế
Thuế là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019, thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
Từ đó, có thể thấy bản chất của thuế là loại quan hệ phân phối gắn với nhà nước, loại quan hệ giữa nhà nước với người nộp thuế.
Đặc điểm của thuế
Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Nộp thuế là nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho nhà nước khi có đủ điều kiện chứ không phải là quan hệ thanh toán. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt thuế với các khoản thu trên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước.
Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực. Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để tạo ra thuế tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp. Các yếu tố như đối tượng nộp thuế, thuế suất… được quy định trước và mang tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Khi gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước. Điều đó gián tiếp bảo đảm tính ổn định trong việc xác định nguồn thu nhập tài chính của Nhà nước và bảo đảm tính ổn định của thuế.
Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp. Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước. Bất kỳ ai khi đủ điều kiện đều phải nộp thuế, người nộp thuế ít hay nhiều đều được hưởng lợi ích như nhau.
Phân loại thuế
Phân loại thuế theo đối tượng chịu thuế
- Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận được, thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: thu nhập từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phần… Do vậy thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại. Bao gồm: Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…
- Thuế tài sản là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản.Bao gồm ,thuế bất động sản là thuế tài sản đánh trên giá trị của tài sản cố định,thuế động sản là thuế đánh trên tài sản chính.
Phân loại thuế theo tính chất
- Nhóm thuế trực thu: là những loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp vào các pháp nhân hay thể nhân khi có tài sản hoặc thu nhập được quy định nộp thuế. Đây là loại thuế mà người nộp thuế chính là người chịu thuế và họ không có khả thu hồi lại tiền thuế. Ví dụ như: thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất …
- Nhóm thuế gián thu: là những loại thuế đánh vào giá trị hàng hoá khi nó lưu chuyển trên thị trường, là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế không phải là người chịu thuế, nó được tính vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà cá nhân người dùng là người chịu thuế. Người nộp thuế gián thu là người đóng thuế hộ người tiêu dùng. Ví dụ: V.A.T,…
Phân loại thuế theo đối tượng đánh thuế
- Thuế đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thuế đánh vào sản phẩm
- Thuế đánh vào thu nhập
- Thuế đánh vào tài sản
- Thuế đánh vào các tài sản sở hữu nhà nước
Khai thác khoáng sản
Khai thác khoáng sản là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010, khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khì tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010, khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010, việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
- Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010 và khoản 12 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
An toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản
Tại Điều 57 Luật Khoáng sản 2010, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, người làm việc tại mỏ phải thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ban hành nội quy lao động của mỏ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Khi có nguy cơ xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để loại trừ nguyên nhân xảy ra sự cố.
- Khi xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục sự cố; cấp cứu, sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm; kịp thời báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường xảy ra sự cố.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hỗ trợ việc cấp cứu và khắc phục hậu quả sự cố về an toàn lao động.
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện chế độ báo cáo về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 15/2012/NĐ-CP, điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản như sau:
- Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 2 Điều 53 Luật khoáng sản.
- Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công việc quy định tại khoản 1 Điều 66 và các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản.
- Khu vực được phép khai thác không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khoáng sản.
- Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khi thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.
Nội dung chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 15/2012/NĐ-CP, nội dung chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng với các nội dung chính sau đây:
- Hiện trạng số lượng, khối lượng, giá trị công trình khai thác, hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư, xây dựng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng.
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đối với việc tiếp tục thực hiện các công việc, nghĩa vụ chưa hoàn thành của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm chuyển nhượng.
- Quyền và nghĩa vụ khác có liên quan của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng theo quy định.
Thuế chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 15/2012/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật..
Tại Điều 2 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, hướng dẫn như sau:
- Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 22% (từ ngày 01/01/2016 áp dụng mức thuế suất 20%), không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp…
Căn cứ quy định tại Luật phí và lệ phí số 2015 và Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo.
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư số 38/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
Căn cứ các quy định, hướng dẫn nêu trên, trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật thì thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, phí và lệ phí như sau:
- Về thuế giá trị gia tăng
Theo Điều 3 thông tư số 38/2010/TT-BTC:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Chi phí đã đầu tư chưa thu hồi – Chi phí chuyển nhượng.
Trong đó: Giá chuyển nhượng là tổng giá trị thực tế chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng. Chi phí đã đầu tư vào dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chưa thu hồi là chi phí hợp lý theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành xác định trên cơ sở sổ sách, chứng từ tính đến thời điểm chuyển nhượng, sau khi trừ đi các chi phí đã thu hồi. Chi phí đã thu hồi là chi phí đã tính vào thu nhập chịu thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trước đó. Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng có chứng từ chứng minh. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản là 25%.
- Về thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Điều 4 thông tư số 38/2010/TT-BTC:
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Chi phí đã đầu tư chưa thu hồi – Chi phí chuyển nhượng.
Trong đó: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn áp dụng thuế suất là 20% theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP.
- Về các loại phí, lệ phí
Trường hợp, hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản nêu trên có phát sinh các khoản phí, lệ phí thuộc Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí 2015 thì thực hiện nghĩa vụ về phí và lệ phí theo quy định.
Mời bạn xem thêm
- Bảo hiểm xã hội cho người khuyết tật
- Bảo hiểm y tế dành cho người nước ngoài
- Chính sách hỗ trợ y tế cho người khuyết tật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Thuế chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, tra cứu thông tin quy hoạch … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 15/2012/NĐ-CP, thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản tối đa là 45 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản tiếp nhận.
Trường hợp đề nghị chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản.
Khu vực khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp. Diện tích, ranh giới theo chiều sâu của khu vực khai thác khoáng sản được xem xét trên cơ sở dự án đầu tư khai thác, phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác.