Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc chấm dứt một cuộc hôn nhân không còn là một chuyện quá đổi xấu hổ trong xã hội hiện nay. Khi vợ chồng hết tình cảm và không thể xây dựng tiếp tục hạnh phúc gia đình thì việc ly hôn là một việc tất yếu và là mong muốn từ phía hai bên. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
Nghị định 15/2014/NĐ-CP
Ly hôn là gì?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn được quy định như sau: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Như vậy thông qua quy định trên ta biết rằng nếu ta chỉ ký giấy ly hôn thì chưa phải là ly hôn thật sự, về mặt pháp luật họ vẫn còn là vợ chồng hợp pháp của nhau.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; ly hôn có 02 dạng:
- Thuận tình ly hôn;
- Đơn phương ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên).
Căn cứ theo Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định như sau:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác; mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
– Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Hoà giải là thủ tục hành chính gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định về hoà giải như sau:
– Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.
Các vụ việc hôn nhân và gia đình có thể hoà giải:
- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;
- Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?
Theo quy định Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc khuyến khích hòa giải ở cơ sở như sau: Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Ngoài việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Như vậy ngay cả khi bạn thuận tình ly hôn thì cũng cần làm thủ tục hoà giải trước khi giải quyết thuận tình ly hôn. Có thể bạn không hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn, nhưng sau khi đơn yêu cầu của bạn được thụ lý thì phía cơ quan tiến hành tố tụng sẽ làm thủ tục hoà giải trước khi giải quyết thuận tình ly hôn cho bạn.
Nguyên tắc giải quyết hoà giải thuận tình ly hôn:
Theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc tiến hành hòa giải như sau:
– Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
– Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
- Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Thủ tục hòa giải trong việc thuận tình ly hôn?
Thủ tục hoà giải trước khi nộp đơn thuận tình ly hôn:
Theo quy định tại Điều 21 Luật Hoà giải tại cơ sở 2013 quy định về tiến hành hòa giải như sau:
- Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.
- Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.
- Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở. Trường hợp các bên đồng ý thì lập văn bản hòa giải thành theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Hoà giải tại cơ sở 2013.
Thủ tục hoà giải sau khi nộp đơn yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn:
Theo như quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án đã đề cập thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu thuận tình ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự để hai vợ chồng có cơ hội ngồi lại với nhau một lần nữa để không ly hôn.
Theo quy định tại Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như sau:
– Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
– Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
– Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
– Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật Tố tụng Dân sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
- Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
- Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
– Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mã số thuế cá nhân; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Hôn nhân là việc rất quan trọng và ý nghĩa của một cá nhân. Do đó; khi muốn ly hôn cũng cần phải có sự suy nghĩ thật cẩn thận. Do đó, hoà giải trong ly hôn có ý nghĩa quan trọng trong việc hàn gắn mối quan hệ đã rạn nứt, giải quyết các tranh chấp, xung đột giữa hai vợ chồng; giúp hai bên tìm được tiếng nói chung; như vậy sẽ đảm bảo lợi ích giữa hai bên cũng như các con.
– Việc hòa giải cũng là giúp các bên có thêm thời gian để suy nghĩ; nhìn nhận lại quyết định ly hôn; cần có sự cân nhắc và suy nghĩ thấu đáo.
– Thủ tục hòa giải trong vụ án ly hôn tạo điều kiện và cho các cặp vợ chồng đang đứng bên bờ vực của sự chia ly một cơ hội để bình tĩnh xem xét lại các vấn đề đang tranh chấp cùng quyết định của mình trước khi bước vào giai đoạn xét xử.
– Thủ tục hòa giải cũng sẽ góp phần hàn gắn được nhiều cặp vợ chồng; đạt được kết quả tích cực thông qua thủ tục hòa giải trong vụ việc ly hôn.
Trường hợp ly hôn sẽ không được hòa giải:
– Người được yêu cầu ly hôn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt khi Tòa án triệu tập lần thứ hai một cách hợp pháp;
– Vợ chồng không thể tham gia hòa giải vì một lý do chính đáng;
– Vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự;
– Một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải.
Theo quy định của Luật Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định khi thực hiên thủ tục hòa giải trong ly hôn có thể xảy ra hai trường hợp:
– Hòa giải thành: vợ chồng có thể hàn hắn lại;
– Hòa giải không thành: Vợ chồng vẫn quyết định ly hôn.