Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhằm bảo vệ con người trước những rủi ro liên quan đến sức khỏe, thân thể, tính mạng. Bảo hiểm nhân thọ của người chết cũng được xem là di sản thừa kế. Tuy nhiên, quyền hưởng thừa kế bảo hiểm nhân thọ phụ thuộc vào nội dung hợp đồng bảo hiểm sau đó mới xét tới di chúc và các hình thức thừa kế khác. Cụ thể, thủ tục thừa kế bảo hiểm nhân thọ theo quy định, hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thừa kế là gì?
Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng tài sản có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán mà hệ trước để lại. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Quan hệ thừa kế tồn tại song song với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình sản xuất, lưu thông phân phối của cải vật chất.Sự chiếm hữu vật chất này thể hiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác, đó là tiền đề để làm xuất hiện quan hệ thừa kế. Sở hữu cũng là một yếu tố khách quan xuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người và cùng với thừa kế, chúng phát triển cùng với xã hội loài người.
Thế nào là bảo hiểm nhân thọ?
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhằm bảo vệ con người trước những rủi ro liên quan đến sức khỏe, thân thể, tính mạng. Đơn giản là người tham gia thỏa thuận và ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm về việc sẽ đóng đúng những khoản phí đều đặn vào quỹ dự trữ tài chính do công ty bảo hiểm quản lý để được chi trả số tiền nhất định khi không may gặp rủi ro hoặc đến thời điểm đáo hạn.
Đối tượng hưởng thừa kế bảo hiểm nhân thọ
Để xác định đối tượng thừa kế bảo hiểm nhân thọ thì phải căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu trong hợp đồng bảo hiểm có lựa chọn người thụ hưởng, thì khi người mua bảo hiểm mất, người thụ hưởng đó sẽ nhận thừa kế hợp đồng bảo hiểm.
Trong trường hợp trong hợp đồng bảo hiểm không có người thụ hưởng thì tài sản của bảo hiểm nhân thọ thì khi người đó mất đi, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ được chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 651, Bộ luật dân sự 2015.
Cụ thể.
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Quá trình tìm hiểu, Trần Việt được biết nếu trong trường hợp những người hàng thừa kế thứ nhất cùng đồng quan điểm đưa toàn bộ số tiền bảo hiểm cho một người cụ thể (VD con của người đã mất) thì cùng ký vào thỏa thuận chỉ định người thừa kế gửi công ty bảo hiểm để quy số tiền về một mối.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, những người thuộc hàng thừa kế của người chết sẽ được hưởng thừa kế đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của người chết. Mỗi người được hưởng một phần bằng nhau. Hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế trước đó.
Quy định về người thụ hưởng hợp đồng bảo hiểm
- Người thụ hưởng không nhất thiết phải là người thân của người được bảo hiểm, người mua bảo hiểm.
- Nếu người thụ hưởng dưới 18 tuổi, thì người bảo hộ hợp pháp của người thụ hưởng sẽ là người nhận số tiền đền bù từ Hợp đồng bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm có thể thêm, loại trừ người thụ hưởng nhiều lần trong suốt thời hạn hợp đồng có hiệu lực.
- Nếu người thụ hưởng phạm tội hình sự, số tiền đền bù sẽ chỉ chia cho những người thụ hưởng còn lại trong hợp đồng.
- Người thụ hưởng cần có giấy chứng tử của người được bảo hiểm để chứng minh người được bảo hiểm đã chết.
Thủ tục thừa kế hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Thừa kế bảo hiểm nhân thọ thuộc trường hợp yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong. Theo đó, người được thụ hưởng theo hợp đồng bảo hiểm cần chuẩn bị các giấy tờ bào gồm:
– Giấy chứng tử/ Trích lục Khai tử của Người được Bảo hiểm do Chính quyền địa phương cung cấp (bản sao có chứng thực).
– Hộ khẩu xóa tử của Người được Bảo hiểm (bản sao có chứng thực).
– Bộ Hợp đồng Bảo hiểm gốc.
– Nếu Người được Bảo hiểm tử vong do Tai nạn:
+ Biên bản kết luận điều tra nguyên nhân tử vong do cơ quan chính quyền có thẩm quyền lập (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
+ Biên bản khám nghiệm tử thi do cơ quan chính quyền có thẩm quyền lập (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
+ Các chứng từ y tế (Tóm tắt Bệnh án, Giấy ra viện, Đơn thuốc, Hóa đơn…) quá trình điều trị sau khi bị Tai nạn do Bệnh viện cung cấp (Bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
– Nếu Người được Bảo hiểm tử vong do Bệnh:
+ Tóm tắt Bệnh án/ Giấy ra viện/ Các chứng từ y tế cho tất cả lần khám và chữa bệnh ngoại trú/nội trú của Người được Bảo hiểm do các Bệnh viện cung cấp (Bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
Công ty bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho người thụ hưởng trong thời gian ba mươi 30 ngày (thời gian tùy thuộc quy định của đơn vị bảo hiểm) kể từ ngày nhận được tài liệu đầy đủ và hợp lệ theo yêu cầu.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Mẫu di chúc không cần công chứng mới
- Trình tự, thủ tục lập di chúc tại văn phòng công chứng
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục thừa kế bảo hiểm nhân thọ theo quy định”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, Bảo hiểm nhân thọ của người chết cũng được xem là di sản thừa kế.
Bên cạnh quyền nhận di sản, người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản. Tại Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể:
“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Theo khoản 1 điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau:
– Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực.