Theo quy định pháp luật hiện hành, sổ đỏ được đứng tên tối đa bao nhiêu người? Hai người có được cùng đứng tên sổ đỏ không và thủ tục mua nhà 2 người đứng tên sổ đỏ được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn quy định pháp luật về nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Sổ đỏ đứng tên tối đa bao nhiêu người?
Theo khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:
“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.
Căn cứ theo quy định trên, số lượng người đứng tên trên Giấy chứng nhận là không có giới hạn nếu họ chung quyền.
Các trường hợp sổ đỏ đứng tên 02 người.
Trường hợp 1: 2 người là vợ chồng hợp pháp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Trường hợp 2: Không phải là vợ chồng nhưng 2 người cùng bỏ tiền để mua 1 mảnh đất hoặc cùng được thừa kế, cho tặng,…
Lưu ý:
– Nếu 2 người có nhu cầu cấp riêng sổ đỏ thì mỗi người được cấp 01 sổ đỏ đứng tên mình.
– Nếu 2 người có nhu cầu cấp sổ đỏ chung thì sẽ được cấp 01 giấy chứng nhận và giao cho người đại diện.
Ở đây, quyền hạn của 2 người sẽ như nhau và mọi quyết định nhà đất, tài sản trên đất đều phải có sự đồng ý của cả 2 bên.
Hồ sơ thủ tục làm sổ đỏ đứng tên 2 người.
Hồ sơ chung.
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo mẫu;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Ngoài 02 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp, cụ thể:
– Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Đối với 2 người là vợ chồng.
- Sổ hộ khẩu.
- Giấy tờ mua bán nhà đất hợp pháp của 2 vợ chồng trong giai đoạn hôn nhân.
- Giấy tờ tặng cho hoặc thừa kế chung (nếu có).
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Đối với 2 người không phải vợ chồng.
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
- Hợp đồng mua bán nhà đất, nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà đất chung.
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Thủ tục làm sổ đỏ đứng tên 2 người.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ làm sổ đỏ đứng tên 2 người tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ làm sổ đỏ đứng tên 2 người.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung (trong thời hạn 03 ngày làm việc).
- Nếu hồ sơ đủ thì người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận. Viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp (trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả).
Bước 4: Giải quyết yêu cầu.
Khi nhận được thông báo của chi cục thuế thì hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo thông báo như: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).
Bước 5: Nhận kết quả.
Ghi tên người trên sổ đỏ như thế nào?
Nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.
Trường hợp có người đại diện.
Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.
Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”; đồng thời tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi: “Những người khác cùng sử dụng đất (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại)”.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Bài thu hoạch cảm tình đảng 2015
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục mua nhà 2 người đứng tên sổ đỏ năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách tra cứu max số thuế cá nhân, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, tìm hiểu về trích lục hồ sơ nguồn gốc đất… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013, khi những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung thửa đất không có yêu cầu cho một người đại diện giữ Giấy chứng nhận thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận.
Trường hợp những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung thửa đất có thỏa thuận bằng văn bản cấp 01 Giấy chứng nhận cho người đại diện thì Giấy chứng nhận sẽ được cấp cho người đại diện đó.
Căn cứ Điều 205 Bộ luật Dân sự; 1 người có thể đứng tên không có giới hạn. Tuy nhiên; việc sở hữu đứng tên nhiều bất động sản là đất đai phải đảm bảo nằm trong hạn mức sử dụng đất theo quy định của UBND tỉnh tại thời điểm sở hữu đất đai. Nếu sở hữu tổng diện tích đất vượt quá hạn mức sử dụng đất tại một tỉnh; thì sẽ không được đứng tên sổ đỏ thêm phần đất vượt hạn mức tại tình đó. Tuy nhiên; nếu vượt hạn mức sử dụng đất tại tỉnh này vẫn có thể mua; nhận thừa kế… là đứng tên sổ đỏ ở các tỉnh/thành phố khác chưa vượt hạn mức.
Đối với việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất có sổ hồng sẽ phải chịu 3 loại thuế phí, gồm:
Thuế thu nhập cá nhân theo Điểm e, Khoản 2 Điều 23, Luật Thuế thu nhập cá nhân, được sửa đổi bởi Khoản 6, Điều 2 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 là 2%: tính theo giá trị mua bán bất động sản trong hợp đồng hoặc tính theo khung giá nhà nước quy định.
Lệ phí trước bạ theo Khoản 1, Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP là 0,5%: tính theo giá trị mua bán trong hợp đồng hoặc tính theo khung giá nhà nước quy định.
Lệ phí thẩm định để cấp sổ hồng cho bên mua: 0,15% tính theo giá trị mua bán trong hợp đồng hoặc tính theo khung giá nhà nước quy định.