Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam. Và cũng là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực nước ta. Để mở quán phở thành công, ngoài những bí quyết kinh doanh, thì chủ cửa hàng cần thực hiện các thủ tục để mở cửa hàng kinh doanh phở. Về vấn đề này, Luật Sư X có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư, hiện tại tôi đang có thắc mắc sau. Tôi có dự định mở một quán phở ở Hà Nội. Tuy nhiên, tôi được biết là để mở quán phở thì phải có giấy phép. Tôi không rõ là phải xin giấy phép gì và xin ở đâu. Mong Luật Sư hãy tư vấn cho tôi để tôi có thể sớm thực hiện nguyện vọng của mình. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Kinh doanh quán phở có cần giấy phép?
Theo quy định, khi kinh doanh các loại hình sau không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong).
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ; có hoặc không có địa điểm cố định.
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước); có hoặc không có địa điểm cố định.
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa,… và các dịch vụ khác.
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy, kinh doanh quán phở không nằm trong danh sách hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh.
Khi có ý định kinh doanh quán phở, bạn cần lưu ý về các loại giấy phép như sau:
- Đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn hình thức đăng ký là “Hộ kinh doanh cá thể”
- Ưu điểm: trình tự đăng ký nhanh chóng, hồ sơ đơn giản. Hộ kinh doanh không phải thực hiện kê khai thuế theo từng quý; được áp dụng mức thuế khoán có lợi cho người kinh doanh.
- Nhược điểm: số lượng lao động dưới 10 lao động. Từ 10 lao động trở lên phải thành lập công ty theo quy định pháp luật.
- Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thủ tục đăng ký kinh doanh phở
Để mở quán kinh doanh phở, đầu tiên cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Dưới đây là thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:
Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Thành phần hồ sơ
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (kinh doanh phở) theo mẫu.
- Thông tin về chủ hộ kinh doanh: đủ điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật.
Lưu ý mỗi cá nhân chỉ đứng tên làm duy nhất một hộ kinh doanh (phạm vi toàn quốc)
- Tên cửa hàng: Bao gồm thành tố “Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên không trùng với tên của loại hình hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- Địa chỉ chính xác nơi đặt địa điểm kinh doanh. Chú ý không đặt địa điểm tại các chung cư, tòa nhà cao tầng không có chức năng kinh doanh thương mại hoặc khu nhà tập thể.
- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh quán phở. Hoặc phải thực hiện tra cứu mã ngành, tên ngành theo quy định của pháp luật.
- Số vốn kinh doanh: Chủ hộ kinh doanh tự lựa chọn số vốn kinh doanh tùy thuộc vào khả năng cũng như chi phí dự toán.
- Số lượng lao động: Ghi rõ số lượng lao động, bao gồm cả nhân viên được thuê (nếu có) để thực hiện hoạt động kinh doanh quán phở.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực của chủ hộ kinh doanh; hoặc đại diện hộ gia đình (chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu). Bản sao không quá 06 tháng.
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập Hộ kinh doanh trong trường hợp Hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập.
- Bản hợp đồng thuê cửa hàng làm địa điểm kinh doanh quán phở (nếu có); hoặc bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ hộ kinh doanh.
Bạn nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự định kinh doanh.
Bước 2: Theo dõi hồ sơ
Hiện nay Nhà nước đã có biện pháp giảm bớt thủ tục hành chính và việc đi lại cho người dân. Việc đăng ký và theo dõi hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể đã có thể được thực hiện qua mạng điện tử.
Thời hạn giải quyết là 03 – 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bạn đọc xem thêm: Thủ tục mở quầy thuốc tư nhân hiện nay
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi hoàn thành thủ tục, bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Kinh doanh quán phở là thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến thực phẩm, ăn uống.
Như vậy, kinh doanh quán phở thuộc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó để đi vào hoạt động cần thực hiện xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh thực phẩm
Theo Luật An toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là chứng nhận bắt buộc, chứng minh cơ sở đủ điều kiện vệ sinh trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thực phẩm. Trình tự xin cấp phép như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao giấy tờ chứng thực của chủ hộ kinh doanh
- Giấy khám sức khỏe của các cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm
- Một văn bản trong đó nội dung trình bày về trang thiết bị, cơ sở vật chất của quán, có xác nhận đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Bước 2: Nhận kết quả
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở.
Mời bạn đọc tham khảo: Dịch vụ đăng ký kinh doanh tiệm cắt tóc
Câu hỏi thường gặp
Nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh quán phở
Nộp qua mạng điện tử theo kênh đăng ký qua mạng.
Câu trả lời là không. Theo quy định pháp luật, nhà hàng sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Câu trả lời là có. Nếu không có Giấy phép kinh doanh, cửa hàng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:
Cấp lần đầu: 150.000 VNĐ
Cấp lại (gia hạn) 1 lần cấp: 150.000 VNĐ
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về thủ tục mở cửa hàng kinh doanh phở. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102