Chào Luật sư, năm 2004 tôi (quốc tịch Việt Nam); và chồng tôi là người Thượng Hải (quốc tịch Trung Quốc) có tiến hành đăng ký kết hôn tại lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải. Nay cuộc sống vợ chồng có nhiều mâu thuẫn phát sinh; và tôi muốn ly hôn với chồng của mình; nhưng tôi không biết các thủ tục ly hôn với người Trung Quốc sẽ phải làm như thế nào? Mong luật sư giúp cho tôi về thủ tục ly hôn với người Trung Quốc, tôi cảm ơn luật sư rất nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khác với việc ly hôn giữa những cá nhân là người Việt Nam với nhau; ly hôn có yếu tố nước ngoài nói chung; và ly hôn với người Trung Quốc nói riêng đòi hỏi những thủ tục phức tạp; và tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy để giải quyết ly hôn một cách nhanh chóng; người có yêu cầu ly hôn cần phải hiểu rõ và nắm bắt đầy đủ các quy trình; thủ tục khi giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Để hiểu rõ hơn vấn đề về thủ tục ly hôn với người Trung Quốc. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luatsu X nhé.
Căn cứ pháp lý
Ly hôn với người Trung Quốc là gì?
Ly hôn với người Trung Quốc hay còn gọi là ly hôn với người nước ngoài là việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.
Cụ thể, ly hôn có yêu tố nước ngoài là ly hôn có một trong các điều kiện dưới đây:
- Một bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Các bên là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam.
- Giữa người Việt Nam với nhau nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài. Hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Hồ sơ tiến hành ly hôn với người Trung Quốc
Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài cần phải có:
- Giấy chứng nhận kết hôn: Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc.
- Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc có thể thay thế bằng bản sao. Bản sao do chính cơ quan nhà nước nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cấp;
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Giấy khai sinh của các con (nếu có);
- Bản sao chứng thực CMTND của cả hai;
- Bản sao chứng thực hộ khẩu;
- Đơn xin ly hôn
Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc
Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc được tiến hành thông qua 03 bước như sau:
Bước 1: Viết đơn xin ly hôn và gửi bộ hồ sơ xin ly hôn tới Tòa án
Ở bước này bạn cần viết một tờ đơn xin ly hôn theo mẫu. Mẫu đơn này có bán tại tòa án.
Sau khi có đơn và đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nếu ở trên. Hãy mang bộ hồ sơ hoàn chỉnh này đến nộp tại Tòa án.
Bước 2: Tòa án thụ lý đơn
Khi nhận đơn Tòa án sẽ xem xét đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật hay chưa. Nếu đã đúng thì ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho bạn.
Bạn sẽ nộp tiền tạm ứng án phí; hoặc toàn bộ án phí và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án xin ly hôn và ra thông báo thụ lý vụ án.
Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết
Ở giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải cho hai bạn. Nếu hòa giải không thành thì sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn với người Trung Quốc
Quy định chung tại Luật Hôn nhân và Gia đình:
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
4. Các quy định về ly hôn của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ được áp dụng quy định hôn nhân và gia đình đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; nếu Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định khác về ly hôn có yếu tố nước ngoài thì ưu tiên áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình.
Quy định chi tiết về thẩm quyền giải quyết tại Bộ Luật Tố tụng Dân sự:
Thẩm quyền chung của cả hai nước Việt Nam – Trung Quốc:
Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam; hoặc các đương sự là người Trung Quốc cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam; thì vụ việc ly hôn sẽ thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Đối với các vụ việc ly hôn khi được xác định là thuộc thẩm quyền chung của Toà án hai nước; thì bạn có thể tiến hành thủ tục ly hôn với chồng của bạn tức người Trung Quốc ở bên nào cũng được.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn riêng biệt của Toà án Việt Nam:
– Đối với vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân là người Trung Quốc; nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam có tranh chấp xảy ra.
– Các yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự đối với vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân là người Trung Quốc; nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
Lưu ý:
Hiện nay Việt Nam và Trung Quốc có ký kết với nhau Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa; mặc dù không quy định rõ về thủ tục ly hôn giữa hai nước; nhưng có quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự (bao gồm cả ly hôn) như sau:
Toà án của một trong hai sẽ được coi là có thẩm quyền đối với vụ việc, nếu:
- Bị đơn có nơi thường trú; hoặc tạm trú trên lãnh thổ của Bên ký kết đó tại thời điểm bắt đầu tiến hành trình tự tố tụng;
- Bị đơn đã chấp nhận một cách rõ ràng bằng văn bản về thẩm quyền của Toà án của bên ký kết đó;
- Bị đơn tham gia tranh tụng mà không có ý kiến về thẩm quyền của Toà án;
- Trong trường hợp phát sinh trách nhiệm ngoài hợp đồng; hành vi gây thiệt hại hoặc hậu quả của hành vi này xảy ra trên lãnh thổ của bên ký kết đó;
- Trong trường hợp liên quan đến quy chế nhân thân; đương sự có nơi thường trú; hoặc tạm trú trên lãnh thổ của Bên ký kết đó;
- Trong trường hợp liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng; người có nghĩa vụ có nơi thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của Bên ký kết đó;
- Bất động sản là đối tượng của vụ tranh chấp nằm trên lãnh thổ của Bên ký kết đó.
Nếu việc ly hôn của bạn rơi vào các trường hợp mà Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Trung Quốc quy định; thì thẩm quyền sẽ được xác định theo Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết.
Thời gian tiến hành thủ tục ly hôn với người Trung Quốc
Thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn:
- 04 tháng để chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn.
- 06 tháng nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan.
Thời hạn để tòa án quyết định mở phiên tòa:
- 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
- 02 tháng nếu trong trường hợp có lý do chính đáng.
Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định về giải quyết ly hôn với người Trung Quốc
Việc kết hôn của bạn không chỉ được ghi nhận trong sổ hộ tịch của Việt Nam; mà còn ở cả Trung Quốc nên nếu bạn giải quyết ly hôn ở một trong hai nước trên; bạn cần phải trải qua thủ tục công nhận và cho thi hành bản án; quyết định về giải quyết ly hôn với người Trung Quốc.
Do hiện nay Việt Nam; và Trung Quốc có ký kết với nhau Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa; và có quy định về công nhận và cho thi thành bản án, quyết định dân sự (tức bản án; quyết định giải quyết ly hôn của một trong hai nước) như sau:
Nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định về giải quyết ly hôn với người Trung Quốc:
Đơn yêu cầu công nhận và thi hành quyết định của Toà án có thể do các bên đương sự gửi trực tiếp cho Toà án có thẩm quyền để công nhận và thi hành quyết định; hoặc do Toà án có thẩm quyền của Bên ký kết kia để công nhận và thi hành quyết định; theo cách thức được quy định tại Điều 4 của Hiệp định.
Ngoài việc phải tuân theo các quy định tại Điều 7 của Hiệp định; Đơn yêu cầu công nhận và thi hành quyết định của Toà án còn phải được gửi kèm theo:
1) Bản sao quyết định đầy đủ đã được chứng thực; và những giấy tờ xác nhận quyết định đó đã có hiệu lực của pháp luật;
2) Trong trường hợp đã được tuyên vắng mặt; thì phải có tài liệu lý giải việc bên phải thi hành vắng mặt đã được triệu tập theo đúng quy định của pháp luật;
3) Tài liệu; hoặc bản mô tả để xác nhận bên đương sự không có năng lực hành vi nhưng đã có đại diện hợp thức.
Từ chối công nhận và cho thi hành bản án, quyết định về giải quyết ly hôn với người Trung Quốc:
Nếu rơi vào các trường hợp sau đây Toà án của một trong hai nước sẽ từ chối công nhận và cho thi hành bản án; quyết định về giải quyết ly hôn với người Trung Quốc:
1. Nếu quyết định của Toà án chưa có hiệu lực thi hành; hoặc không thể thi hành được theo quy định pháp luật của Bên ký kết ra quyết định.
2. Nếu quyết định được tuyên bởi Toà án không có thẩm quyền đối với vụ việc đó theo quy định tại Điều 18 của Hiệp định.
3. Trong trường hợp quyết định được tuyên vắng mặt; nếu bên phải thi hành không được triệu tập theo đúng pháp luật; hoặc bên không có năng lực hành vi không có đại diện hợp thức theo quy định của pháp luật của Bên ký kết ra quyết định.
4. Về cùng một vụ kiện giữa chính các bên đương sự mà trước đó đã có quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án của Bên ký kết được yêu cầu; hoặc các bên đương sự đã khởi kiện vụ án này trước Toà án của Bên ký kết được yêu cầu; hoặc đã có quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án nước thứ ba; được toà án của Bên ký kết được yêu cầu công nhận và thi hành.
Trình tự công nhận và thi hành bản án, quyết định về giải quyết ly hôn với người Trung Quốc:
1. Bên ký kết này sẽ áp dụng pháp luật của nước mình trong việc công nhận và thi hành quyết định của Toà án của Bên ký kết kia.
2. Toà án của Bên ký kết được yêu cầu chỉ cần xác định rằng các điều kiện quy định trong Hiệp định đã được tuân thủ; mà không xem xét nội dung của quyết định đó.
Hiệu lực của việc công nhận và thi hành bản án, quyết định về giải quyết ly hôn với người Trung Quốc:
Quyết định của Toà án của Bên ký kết này đã được Toà án của Bên ký kết kia công nhận và cho thi hành; thì có hiệu lực pháp luật như quyết định của Toà án của Bên ký kết kia.
Mời bạn xem thêm
- Nộp đơn ly hôn ở xã hay huyện
- Căn cứ bác đơn ly hôn theo quy định là gì?
- Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào?
- Tải mẫu đơn xin ly hôn mới năm 2022
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc ly hôn thuận tình
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc năm 2022”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, thành lập công ty uy tín …. của Luatsu X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con mà không có tranh chấp giữa công dân Việt Nam với công dân Trung Quốc, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở Trung Quốc, giữa công dân Trung Quốc với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài (Việt Nam – Trung Quốc hoặc Trung Quốc) đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88, Điều 89, Điều 90, khoản 1, khoản 5 Điều 97, khoản 3, khoản 5 Điều 98 và Điều 99 của Luật Hôn nhân và Gia đình; các trường hợp khác có tranh chấp.
Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng của người quy định cu là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người Trung Quốc tại Việt Nam có các quyền, nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở Trung Quốc trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.
Chính phủ quy định chi tiết việc giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và bảo đảm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình.