Trong thời kỳ kinh tế hội nhập như hiện nay, việc người lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam không còn mấy xa lạ. Điều này thể hiện sự mở cửa và tích cực trong việc hợp tác với các quốc gia khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Khi một doanh nghiệp quyết định thuê người nước ngoài làm việc, điều này không chỉ là một cơ hội để đưa vào nhân lực có trình độ, kỹ năng chuyên môn cao mà còn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Vậy khi người nước ngoài nghỉ việc sẽ cần thực hiện những thủ tục gì? Dưới đây là quy định về thủ tục khi người nước ngoài nghỉ việc như thế nào?, mời bạn đọc tham khảo:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động năm 2019
- Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2019
- Nghị định 152/2020/NĐ-CP
Khi người nước ngoài nghỉ việc phải làm gì?
Khi người nước ngoài nghỉ việc bạn cần phải thực hiện một số công việc như:
- Thu hồi và trả lại giấy phép lao động;
- Trả lại thẻ tạm trú;
- Xin cấp visa mới, ngắn hạn, thay thế cho thẻ tạm trú đã bị thu hồi.
Thủ tục khi người nước ngoài nghỉ việc như thế nào?
Thủ tục thu hồi giấy phép lao động
Các trường hợp người lao động nghỉ việc cần thu hồi giấy phép lao động
Giấy phép lao động là sự cho phép của nước tiếp nhận để bạn đến làm việc tại nước của họ. Giấy tờ cho phép này là rất quan trọng vì nhiều khi, thị thực chỉ cho phép các cá nhân nhập cảnh tới một nước khác chứ không cho phép họ được làm việc tại đây. Vậy trong trường hợp nào người lao động nghỉ việc sẽ cần thực hiện thu hồi loại giấy phép này?
Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động năm 2019, Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP
- Chấm dứt hợp đồng lao động.
- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
- Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
- Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
- Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại nghị định 152/2020.
- Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Trình tự thu hồi giấy phép lao động
- Đối với trường hợp quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài đã nộp lại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
- Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định 152/2020 thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo Mẫu số 13/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo cho người sử dụng lao động đã thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
Thủ tục thu hồi Visa, thẻ tạm trú
Thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam sẽ được cấp khi phía công ty sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ với cơ quan xuất nhập cảnh và sẽ được thu hồi khi người lao động nghỉ việc tại công ty.
Trường hợp thu hồi thẻ tạm trú khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn:
Bước 1: Chuẩn bị văn bản thông báo cho cơ quan nhập, cảnh của Việt Nam về việc thu hồi thẻ tạm trú cho người nước ngoài kèm trong đó quan trọng nhất là thẻ tạm trú người lao động (bản gốc)
Bước 2: Công ty liên hệ với cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam để làm thủ tục thu hồi thẻ tạm trú. Bên cạnh đó, công ty cần phối hợp với cơ quan xuất nhập cảnh gửi công văn đề nghị xuất cảnh người lao động nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam khi đã chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp thu hồi thẻ tạm trú khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động
Đối với trường hợp này, sau khi công ty thực hiện hai bước như trên trường hợp 1 trong thủ tục thu hồi thẻ tạm trú của người lao động thì công ty đồng thời phải xin cấp visa thời hạn 15 ngày để người lao động có thời gian thu xếp xuất cảnh khỏi Việt Nam hoặc gia hạn thẻ tạm trú trong trường hợp người lao động muốn tìm một công việc mới khác tại Việt Nam.
Hồ sơ xin cấp visa Việt Nam 15 ngày cho người nước ngoài:
- Hồ sơ pháp nhân của công ty.
- Mẫu đơn xin gia hạn tạm trú cho người nước ngoài theo mẫu quy định của cục quản lý xuất nhập cảnh quy định.
- Hộ chiếu của người nước ngoài (bản gốc).
- Thẻ tạm trú của người nước ngoài (bản gốc).
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
- Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội
Địa chỉ: 44-46 Trần Phú, P. Điện Biên, Q. Ba Đình, Tp. Hà Nội
- Cục quản lý xuất nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 254 Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Các thủ tục khi người nước ngoài nghỉ việc cần thực hiện chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Các thủ tục khi người nước ngoài nghỉ việc cần thực hiện” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển từ đất ao sang thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- HƯỚNG DẪN LẤY LẠI MẬT KHẨU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHI QUÊN EMAIL NHANH
- THỦ TỤC CHỨNG THỰC SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO?
- TỶ LỆ THƯƠNG TẬT HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2023 LÀ BAO NHIÊU?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 154 của Bộ Luật lao động 2019, các trường hợp được Miễn giấy phép lao động bao gồm:
1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty TNHH có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ. (Từ 3 tỉ đồng trở lên)
2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên HĐQT công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỉ đồng trở lên.
3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ.
4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật…
6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật mà làm việc tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng hoặc bị trục xuất.
Giấy phép lao động có thể bị chấm dứt trong một số trường hợp. Đơn cử như:
– Giấy phép lao động đã hết hạn
– Đã chấm dứt hợp đồng lao động
– Nội dung hợp đồng lao động không phù hợp với giấy phép lao động đã được cấp.