Con dấu có thể được hiểu là biểu tượng đại diện hoặc xác nhận thông tin ở cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp cụ thể. Con dấu được in lên một văn bản cụ thể còn thể hiện về thẩm quyền quy định cấp phép hay xác nhận một thông tin là đảm bảo. Tuy nhiên việc đổi con dấu cũng quan trọng như việc đổi một vị trí hay cơ quan trọng đại nào đó, nên cần sự công nhận, giám định trước khi đổi.
Rất nhiều người cho rằng việc đổi con dấu cơ quan nhà nước rất đơn giản. Song trên thực tế, nó quy định rất chặt chẽ về trình tự hồ sơ, thủ tục đổi con dấu trong doanh nghiệp; hoặc cơ quan nhà nước. Để hiểu rõ hơn về thủ tục đổi con dấu cơ quan nhà nước như thế nào; bạn có thể tìm hiểu tại Luật sư X:
Điều kiện cần để đổi con dấu cơ quan nhà nước
Theo như quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện đổi con dấu cơ quan nhà nước:
Cơ quan chịu trách nhiệm là Đội Đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT và con dấu – Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh.
Nguyên tắc của con dấu:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu.
- Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép sử dụng con dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
- Con dấu quy định là hình tròn; mực dấu màu đỏ.
Người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đổi con dấu cơ quan nhà nước
Chuẩn bị số lượng là 1 bộ, đảm bảo những yêu cầu đặt ra như sau:
Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng; hoặc thay đổi chất liệu: Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu (nêu rõ lý do).
Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên:
– Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do;
– Quyết định thay đổi về tổ chức, đổi tên cơ quan, tổ chức; chức danh nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu:
– Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức; chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do; và có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan có thẩm quyền;
– Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu được cấp trước đó.
Lưu ý: Người đến nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu; hoặc giấy ủy quyền, xuất trình Thẻ căn cước công dân hoặc CMND; Thời gian tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ tết).
Thủ tục đổi con dấu cơ quan nhà nước
Tiếp nhận hồ sơ:
Cán bộ tiếp nhận kiểm tra thông tin, văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
Tiếp nhận hồ sơ, ghi đầy đủ nội dung thông tin tại Giấy biên nhận hồ sơ. Sau đó giao trực tiếp Giấy biên nhận hồ sơ cho người được cơ quan, tổ chức; chức danh nhà nước cử đến nộp hồ sơ. Trường hợp nộp qua cổng thông tin điện tử; thì gửi Giấy biên nhận hồ sơ qua địa chỉ thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, các nhân đã nộp hồ sơ trước đó.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ:
Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước hoàn thiện theo nội dung thông tin quy định; tại Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; và giao trực tiếp Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến nộp hồ sơ. Trường hợp nộp qua cổng thông tin điện tử; thì gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua địa chỉ thông tin điện tử của cơ quan; tổ chức đã nộp hồ sơ trước đó.
– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện:
Không tiếp nhận hồ sơ và nêu rõ lý do từ chối giải quyết hồ sơ; (gửi Thông báo về việc từ chối giải quyết hồ sơ nếu có yêu cầu trả lời bằng văn bản).
Đổi lại con dấu
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hoàn thiện thủ tục và đề xuất cấp Giấy phép khắc dấu.
Trình lãnh đạo duyệt Giấy phép khắc dấu và chuyển cho cơ sở kinh doanh khắc dấu; để sản xuất con dấu.
Nhận con dấu từ cơ sở kinh doanh khắc dấu chuyển đến để làm thủ tục lưu mẫu; và hoàn thành giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.
Trả con dấu và thu lệ phí
Căn cứ theo ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức, cá nhân; được cử đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin làm con dấu năm 2022
- Con dấu doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020
- Làm con dấu công ty cần giấy tờ gì?
- Con dấu của hộ kinh doanh được quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Thủ tục đổi con dấu cơ quan nhà nước. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về thuế; và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như đăng ký bảo hộ logo; mẫu trích lục quyết định ly hôn, tạm ngừng doanh nghiệp, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật về việc đổi con dấu cơ quan nhà nước là khoảng 3 ngày. Với những trường hợp lâu hơn sẽ có thông báo trước.
Mẫu con dấu là quy chuẩn về nội dung thông tin, hình thức, kích thước trên bề mặt con dấu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan có quyền quyết định thành lập hoặc cấp giấy đăng ký hoạt động hoặc cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận hoạt động và cho phép cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước được sử dụng con dấu theo quy định.