Ngày nay, nhiều doanh nghiệp có xu hướng kinh doanh thực phẩm. Bởi đây là mặt hàng đem lại nguồn lợi nhuận vô cùng lớn. Tuy nhiên, để kinh doanh mặt hàng này, pháp luật quy định các trường hợp phải tự công bố thực phẩm; và các trường hợp doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Vậy thủ tục tự công bố thực phẩm thực hiện như thế nào? Luật sư X nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư, hiện tại tôi đang có thắc mắc sau. Tôi có dự định mở một cửa hàng kinh doanh các sản phẩm thịt xông khói nhập khẩu đã được chế biến, đóng gói sẵn; kinh doanh các loại thực phẩm đóng hộp. Nhưng tôi được biết là một số loại thực phẩm phải thực hiện thủ tục công bố thực phẩm. Vậy tôi phải thực hiện thủ tục này như thế nào? Mong Luật Sư hãy giải đáp cho tôi. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Các loại thực phẩm cần đăng ký
Tự công bố thực phẩm là việc doanh nghiệp công bố về mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về thực phẩm tự công bố như sau:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe; thực phẩm dinh dưỡng y học; thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới; phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm; hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Như vậy, các loại thực phẩm cần phải tự công bố được phân chia cụ thể như sau:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Đầu tiên phải kể đến là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Đây là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người; giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:
- Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
- Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.
- Các nguồn tổng hợp của những thành phần kể trên.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được chế biến, sản xuất ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng; và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.
Thực phẩm dinh dưỡng y học
Thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt. Đây là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông; được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh; và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
Mời bạn đọc xem thêm: Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt
Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt là loại thực phẩm dùng cho người ăn kiêng; người già; và các đối tượng đặc biệt khác. Đây là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt. Nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng; hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.
Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi
Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan có thẩm quyền. Bởi trẻ em dưới 36 tháng tuổi chưa có sự phát triển một cách hoàn thiện về mặt thể chất. Việc sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cần có những tiêu chuẩn nhất định về liều lượng; đảm bảo sự phát triển một cách bình thường. Qua đó, cơ quan chức năng cần phải giám sát về việc kinh doanh các loại thực phẩm này.
Một số loại phụ gia thực phẩm
Doanh nghiệp kinh doanh phụ gia thực phẩm trong một số trường hợp cũng phải thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm. Cụ thể, đó là phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới; phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm; hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Đối với những loại có công dụng mới, đây là loại thực phẩm cần phải có sự kiểm nghiệm của cơ quan có thẩm quyền. Còn đối với loại phụ gia không được phép sử dụng; hoặc không đúng đối tượng sử dụng, doanh nghiệp cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để quản lý việc kinh doanh, buôn bán các loại sản phẩm này. Bởi sử dụng chúng một cách bừa bãi có thể gây nguy hại đến sức khỏe của người tiêu dùng; gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Hồ sơ đăng ký bản công bố thực phẩm
Đối với sản phẩm nhập khẩu gồm:
- Bản công bố sản phẩm.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do; hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu; hoặc Giấy chứng nhận y tế của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp. Giấy này phải có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng; hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự).
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định; hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025. Phiếu này gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành; hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế. Yêu cầu cấp bản chính hoặc bản sao chứng thực.
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm; hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố. Yêu cầu nộp bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân. Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP); hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm:
- Bản công bố sản phẩm.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định; hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025. Phiếu này gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành; hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế. Yêu cầu cấp bản chính hoặc bản sao chứng thực.
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm; hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố. Yêu cầu nộp bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân. Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, nếu cần. Yêu cầu cấp bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Trình tự thủ tục đăng ký
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:
Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế; hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của cơ quan nào thì nộp đến cơ quan đó.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Không áp dụng đối với những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế. Khi đã lựa chọn thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.
Bước 2: Nhận kết quả
- Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ; và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Thời gian thẩm định tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến; hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp)
- Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ; và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là có. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố thực phẩm lại.
Câu trả lời là có thể, tùy thuộc vào loại thực phẩm bạn kinh doanh. Nếu công ty nào không công bố mà vẫn buôn bán thực phẩm thì sẽ bị xử phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng nếu sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
Lệ phí đăng ký công bố sản phẩm là 1.500.000 Đồng.
Nếu mà thực hiện thủ tục đăng ký lại thì mức lệ phí là 1.000.000 đồng /lần/sản phẩm.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về thủ tục đăng ký bản công bố thực phẩm. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0936128102.