Xin chào Luật sư X, tháng trước khi đang lưu thông trên đường thì trời mưa, tầm nhìn kém và đường trơn trượt nên tôi gặp tai nạn xe dẫn đến khuyết tật 2 chân. Nay tôi muốn làm thủ tục cấp thẻ BHYT cho người khuyết tật như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, BHYT cho người khuyết tật là một trong những loại BHXH giúp cho người lao động khuyết tật được hưởng các chế độ, chính sách phù hợp, hỗ trợ cuộc sống cho người lao động. Vậy đối với người khuyết tật chưa có BHYT cho người khuyết tật thì cần làm thủ tục gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
- Luật người khuyết tật năm 2010
- Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Bảo hiểm y tế cho người khuyết tật là gì?
Bảo hiểm y tế cho người khuyết tật là hình thức bảo hiểm bắt buộc để chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Theo đó, người khuyết tật được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo luật định.
Trong thời gian qua Đảng, Nhà nước và xã hội luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến với các đối tượng yếu thế trong xã hội đặc biệt đã ban hành, triển khai nhiều chủ trương, chính sách pháp luật chăm lo, đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, đối tượng người khuyết tật luôn được quan tâm và hỗ trợ, ưu tiên thông qua các chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật nhằm tạo môi trường bình đẳng, đảm bảo quyền của người khuyết tật.
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật
Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế quy định người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng. Theo đó, Điều 9 Nghị định 136/2013/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y thế gồm người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.
Căn cứ Điều 3 và Khoản 1, Khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể về mức độ khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật:
+ Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc, suy giảm từ 61% – 80%.
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn, suy giảm 81% trở lên.
Có thể thấy không phải đối tượng là người khuyết tật nào cũng được cấp thẻ bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng mà sẽ căn cứ vào mức độ khuyết tật được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xác định và cấp Giấy xác nhận khuyết tật.
Mức hưởng BHYT được quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, theo đó người khuyết tật khi đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi bảo hiểm y tế.
Riêng trường hợp người khuyết tật tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng nêu trên theo tỷ lệ 40% chi phí điều trị nội trú.
Trường hợp người khuyết tật nhẹ (mức độ giảm khả năng lao động dưới 61%) thì sẽ không được Nhà nước đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế. Nếu người khuyết tật nhẹ mong muốn được tham gia bảo hiểm y tế để được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thì người khuyết tật nhẹ hoặc gia đình có thể mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện và được hưởng mức bảo hiểm y tế như người bình thường.
Nguyên tắc hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất
- Trên thực tế, nhiều người khuyết tật thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, mức hưởng bảo hiểm y tế theo từng đối tượng là khác nhau.
- Ví dụ minh họa: Người khuyết tật nặng thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và được cấp thẻ BHYT với mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, người khuyết tật đó có thể đi làm và được đóng BHYT với mức hưởng tối đa 80% chi phí khám chữa bệnh. Vậy có giữ được quyền lợi BHYT có mức chi trả cao hơn không?
- Câu trả lời là hoàn toàn có thể, bởi lẽ theo khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế quy định trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế, và được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất. Khi đó, quyền lợi được chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi bảo hiểm y tế của người khuyết tật luôn được đảm bảo trong mọi trường hợp.
Trách nhiệm của người chăm sóc người khuyết tật
Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội phải bảo đảm điều kiện và trách nhiệm sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Có sức khoẻ, kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi;
- Có nơi ở ổn định và nơi ở cho người khuyết tật, người cao tuổi;
- Có điều kiện kinh tế;
- Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.
Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật:
- Có hành vi đối xử tệ bạc đối với người cao tuổi, người khuyết tật;
- Lợi dụng việc nhận việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;
- Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật;
- Vi phạm nghiêm trọng quyền của người được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
Thủ tục cấp thẻ BHYT cho người khuyết tật
- Cán bộ LĐTB&XH phường, xã nộp hồ sơ công dân tại Bộ phận “Một cửa” của UBND thành phố;
- Bộ phận “Một cửa” tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ Một cửa từ chối nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng qui định, cán bộ Một cửa tiếp nhận và bàn giao hồ sơ cho phòng Lao động thương binh &Xã hội ngay trong ngày sau mỗi buổi làm việc.
- Trong vòng 7 ngày làm việc, Phòng Lao động thương binh & Xã hội thụ lý, thẩm định hồ sơ và trình lãnh đạo UBND thành phố ra Quyết định;
- Trong vòng 03 ngày làm việc, lãnh đạo UBND thành phố kí Quyết định phê duyệt danh sách cấp thẻ và chuyển cho phòng Lao động TB&XH thành phố gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố in thẻ đồng thời thông báo cho Bộ phận Một cửa trả lời về kết quả giải quyết.
- Bộ phận Một cửa trả kết quả.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
+ Danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT có xác nhận của UBND cấp xã, phòng Lao động – TB&XH, lãnh đạo UBND thành phố (4 bản) theo mẫu quy định.
+ Bản sao giấy chứng nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.
+ Bản sao chứng minh nhân dân của đối tượng
+ Văn bản đề nghị của UBND phường, xã
Có thể bạn quan tâm
- Đi ngược chiều Nghị định 123/2021/NĐ-CP xử lý thế nào?
- Quy trình xử lý kỷ luật công chức như thế nào?
- Đảng viên vi phạm đạo đức lối sống xử lý kỷ luật như thế nào?
- Loại hình doanh nghiệp nào bắt buộc phải kiểm toán?
- Chữ ký người mua hàng trên hóa đơn GTGT có bắt buộc không?
- Những hóa đơn nào không cần đóng dấu theo QĐ?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thủ tục cấp thẻ BHYT cho người khuyết tật – Nhanh chóng“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định phí xin Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ là được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là một trong những đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT. Cho nên người khuyết tật chỉ được cấp thẻ BHYT miễn phí khi là người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng.
Để đảm bảo thực thi trên thực tế, phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế dành cho người khuyết tật cũng được pháp luật giới hạn trong các nội dung sau:
+ Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kì, sinh con;
+ Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên;
Thẻ BHYT của bạn có giá trị sử dụng kể từ ngày được ngân sách nhà nước đóng BHYT.