Nghỉ phép là một trong những quyền lợi của người lao động và các đối tượng khác được quy định hiện nay. Tùy vào từng trường hợp mà người lao động, cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở điều kiện công việc có tính chất ra sao mà sẽ được hưởng số ngày nghỉ khác nhau.
Tham khảo bài viết về chủ đề “Thông tư hướng dẫn chế độ nghỉ phép mới nhất hiện nay” của Luật sư X.
Thông tư hướng dẫn chế độ nghỉ phép mới nhất
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
- Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 được xác định: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
- Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 Bộ luật Lao động 2019) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
- Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
Thông tư 141/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư 57/2014/TT-BTC ngày 06/05/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2011/TT-BTC.
Điều kiện để được nghỉ phép năm
Theo quy định của pháp luật tại Điều 113 và Điều 114 Bộ luật lao động năm 2019 quy định điều kiện để được nghỉ phép năm của những người lao động phải có đủ 12 tháng làm việc trở lên theo quy định cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm (còn gọi là nghỉ phép năm), khi đủ điều kiện hưởng phép năm thì người lao động nghỉ phép sẽ được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động mà các bên đã thỏa thuận và giao kết như sau:
- Người lao động khi làm việc trong điều kiện bình thường đơn giản nhất thì sẽ được nghỉ phép năm thông thường là mười hai ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.
- Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được nghỉ phép năm mười bốn ngày làm việc.
- Đối với người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được nghỉ phép năm là mười sáu ngày.
Hằng năm, nếu người lao động đủ điều kiện để nghỉ phép năm thì sau khi tham khảo ý kiến của những người lao động người sử dụng lao động khi cho người lao động nghỉ phép năm thông báo trước cho người lao động theo quy định.
Pháp luật cho phép người lao động và sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động về ngày nghỉ hằng năm nếu cả người sử dụng và người lao động đều thỏa thuận và thống nhất là gộp ngày nghỉ phép cho người thành ba năm nghỉ một lần hoặc người lao động có thể lựa chọn nghỉ nhiều lần trong năm không bắt buộc phải nghỉ trong năm đó nếu đã quy định rõ về ngày nghỉ phép năm.
Chế độ thanh toán phép năm
Về thời gian nghỉ phép
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. (Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019).
Cán bộ, công chức có thể thỏa thuận với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để nghỉ phép gộp tối đa 3 năm một lần và chỉ được thanh toán 1 lần tiền nghỉ phép năm, thay vì nghỉ phép của năm nào chỉ được thanh toán trong năm đó như quy định trước đây.
Như vậy tùy vào từng trường hợp mà người lao động, cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở điều kiện công việc có tính chất ra sao mà sẽ được hưởng số ngày nghỉ khác nhau.
Ngoài ra, tại Điều 114 có quy định thêm về việc tăng ngày nghỉ hằng năm dựa theo thâm niên làm việc, theo đó nếu người lao động, cán bộ, công chức viên chức cứ làm việc đủ 5 năm mà làm việc cho người sử dụng lao động khi đó số ngày nghỉ hằng năm được tính như tại điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 được cộng thêm 1 ngày nghỉ hằng năm.
Các khoản được thanh toán khi nghỉ phép
Người lao động chưa nghỉ phép hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ phép hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ (Khoản 3 Điều 113 Bộ luật lao động 2019)
Theo Điều 3 của Luật Cán bộ, công chức 2008, nếu do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương sẽ được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Theo điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư 141/2011/TT-BTC, nếu do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không thể bố trí cho công chức nghỉ phép thì hỗ trợ công chức một khoản tiền bồi dưỡng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành (tức không quá 200% tiền lương của ngày làm việc bình thường).
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 thì khi nghỉ phép hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận (Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động)
Theo Điều 2 của Thông tư 141/2011/TT-BTC và Thông tư 57/2014/TT-BTC ngày 06/05/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2011/TT-BTC: CBCC được thanh toán tiền phương tiện, tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm (khi có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo Bộ luật Lao động quy định, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm về thăm gia đình, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con hoặc thăm quê quán) gồm:
- Cán bộ, công chức là người miền xuôi công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên.
- Cán bộ, công chức là người ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên làm việc ở miền xuôi.
- Cán bộ, công chức công tác tại vùng còn lại đủ điều kiện được nghỉ phép năm, được thủ trưởng cơ quan, cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm để thăm vợ hoặc chồng, con, cha, mẹ (cả bên vợ và bên chồng) bị ốm đau, bị chết.
Mời bạn xem thêm:
- Có thể thỏa thuận thanh toán lương những ngày chưa nghỉ phép được hay không?
- Quy định nghỉ phép khi có người thân mất như thế nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: trích lục hộ tịch trực tuyến, thành lập công ty cổ phần, công ty tạm ngưng kinh doanh, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, giấy trích lục kết hôn, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam,trích lục khai tử bản chính, sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp do yêu cầu của công việc mà đơn vị, doanh nghiệp không thể bố trí về thời gian để nghỉ thì mức hưởng những ngày chưa nghỉ phép được tính theo quy chế nội bộ, đảm bảo không vượt mức tiền lương mà làm thêm giờ của ngày thứ Bảy hoặc ngày Chủ nhật.
Đối với những viên chức mà phải làm việc ở biên giới, miền núi, vùng sâu, hải đảo, vùng xa hay trường hợp đặc biệt khác thì có thể được gộp 2 năm về số ngày nghỉ phép vào để được nghỉ 1 lần hoặc 3 năm nghỉ 1 lần nhưng cần có sự đồng ý từ người đứng đầu tại đơn vị sự nghiệp công lập
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.