Hiện nay, không chỉ là đất được nhà nước cho thuê, đất đang sử dụng trái với quy định pháp luật bị thu hồi đất mà ngay cả đất ở hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cũng có thể nhận thông báo thu hồi đất nếu đất đó thuộc đối tượng được Nhà nước sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng; vì lợi ích kinh tế – xã hội. Khi có thông báo thu hồi đất, người sử dụng đất cần phải thực hiện theo nội dung yêu cầu của thông báo thu hồi đất; đối với một số trường hợp thu hồi, Nhà nước những việc bồi thường đất bị thu hồi cho người sử dụng đất theo quy định. Vậy thông báo thu hồi đất có hiệu lực là bao lâu? Cơ quan nào có thẩm quyền thông báo thu hồi đất? Trường hợp nào người sử dụng đất bị thu hồi đất?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Các trường hợp thông báo thu hồi đất
Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Căn cứ theo quy định của Luật đất đai năm 2013, Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.
– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng
– Thu hồi đất vi phạm pháp luật về đất đai
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người.
Trước khi thu hồi đất, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thông báo thu hồi đất đến người sử dụng đất. Tùy từng trường hợp khác nhau, người sử dụng đất có thể được bồi thường trước hoặc sau khi bị thu hồi đất.
Thông báo thu hồi đất có hiệu lực bao lâu?
Căn cứ tại Điều 67 Luật đất đai năm 2013, trường hợp thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì hiệu lực của thông báo thu hồi đất được quy định như sau:
– Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
– Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật đất đai năm 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.
– Người có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
– Khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được công bố công khai, người có đất thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trước thông báo thu hồi đất có hiệu lực là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
Cơ quan nào có thẩm quyền thông báo thu hồi đất?
Thẩm quyền thu hồi đất được quy định tại Điều 66 Luật đất đai 2013 cụm thể như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
- Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
- Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
- Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả các đối tượng đã nêu tại các quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất vi phạm
Cưỡng chế thu hồi đất là việc là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành khi có quyết định thu hồi đất mà người sử dụng đất không chấp hành.
Căn cứ theo Điều 71 Luật đất đai năm 2013, việc cưỡng chế quyết định thu hồi đất được thực hiện theo nguyên tắc sau:
– Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
– Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.
Điều kiện cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
- Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế;
Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
- Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;
– Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
- Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.
Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; thực hiện phương án tái định cư trước khi thực hiện cưỡng chế; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất;
Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện cưỡng chế theo phương án đã được phê duyệt; bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
- Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải bảo quản tài sản; chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán;
Lực lượng Công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất; tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất;
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban thực hiện cưỡng chế có yêu cầu.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Thông báo thu hồi đất có hiệu lực bao lâu”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về đơn tranh chấp đất đai thừa kế, trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tra cứu quy hoạch đất hay muốn sử dụng các dịch vụ của chúng tôi như dịch tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833 102 102 để được hỗ trợ và nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Năm 2022, chuyển nhượng đất nông nghiệp có phải đóng thuế không?
- Quy định về thời gian làm việc của công ty năm 2022
- Đăng ký kết hôn online với người nước ngoài theo quy định mới 2022
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 74 luật đất đai năm 2013 quy định: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì được nhà nước bồi thường khi thu hồi đất
Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật đất đai năm 2013 thì Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Theo đó, đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn sẽ không được bồi thường khi có thông báo thu hồi đất.
Theo quy định hiện nay, trường hợp người sử dụng đất không chấp hành thông báo thu hồi đất, khi quá hiệu lực, cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp cụ thể, người vi phạm có thể bị phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm.