Xin chào Luật sư X. Tôi mới nhận được quyết định giảm thuế. Tuy nhiên, quyết định này chưa đúng vì tôi được giảm thuế nhiều hơn. Tôi muốn hỏi Luật sư nếu bây giờ tôi khiếu nại thì thời hiệu khiếu nại về thuế còn không? Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Thời hiệu
Thời hiệu là gì?
Theo quy định khoản 1 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định, các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự không thể thỏa thuận để kéo dài haowcj rút ngắn thời hạn này.
Ý nghĩa của thời hiệu
Thời hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định các quan hệ dân sự. Nếu không quy định thời hiệu, mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự luôn bị đe dọa tranh chấp có thể xảy ra, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ. Đối với các tổ chức, việc quy định thời hiệu buộc các đơn vị này phải kiểm soát và có trách nhiệm trong mọi hoạt động, trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể, của Nhà nước.
Khiếu nại
Khiếu nại là gì?
Theo quy định khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đặc điểm của khiếu nại
Chủ thể khiếu nại là người có quyền và lợi ích bị xâm phạm. Khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính hoặc đề nghị của cán bộ, công chức chịu sự tác động trực tiếp của quyết định kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Điều này xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại khi họ cho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình đang bị xâm phạm.
Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính của Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước, quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Trong mỗi khiếu nại chứa những thông tin về sự vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và yêu cầu khôi phục chúng mà còn có cả sự phê phán của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, những người có chức vụ và những người khác mà hành động hoặc không hành động của họ, theo quan điểm của người khiếu nại, dẫn đến vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
Hoạt động khiếu nại là hoạt động bảo vệ một cách tích cực quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Bởi vì, mục đích của khiếu nại là bảo vệ và khôi phục những quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.
Quy định của pháp luật về thuế
Thuế là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019, thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
Từ đó, có thể thấy bản chất của thuế là loại quan hệ phân phối gắn với nhà nước, loại quan hệ giữa nhà nước với người nộp thuế.
Đặc điểm của thuế
Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Nộp thuế là nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho nhà nước khi có đủ điều kiện chứ không phải là quan hệ thanh toán. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt thuế với các khoản thu trên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước.
Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực. Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để tạo ra thuế tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp. Các yếu tố như đối tượng nộp thuế, thuế suất… được quy định trước và mang tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Khi gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước. Điều đó gián tiếp bảo đảm tính ổn định trong việc xác định nguồn thu nhập tài chính của Nhà nước và bảo đảm tính ổn định của thuế.
Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp. Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước. Bất kỳ ai khi đủ điều kiện đều phải nộp thuế, người nộp thuế ít hay nhiều đều được hưởng lợi ích như nhau.
Khiếu nại về thuế
Khi nào khiếu nại về thuế?
Theo quy định tại Điều 71 Thông tư 156/2013/TT-BTC, người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính sau của cơ quan thuế:
- Quyết định ấn định thuế; Thông báo nộp thuế;
- Quyết định miễn thuế, giảm thuế;
- Quyết định hoàn thuế;
- Quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế;
- Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
- Kết luận thanh tra thuế;
- Quyết định giải quyết khiếu nại;
- Các quyết định hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản của cơ quan thuế được ban hành dưới hình thức công văn, thông báo… nhưng chứa đựng nội dung quyết định của cơ quan thuế áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý thuế cũng được coi là quyết định hành chính của cơ quan thuế.
Người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các hành vi hành chính của cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Hành vi hành chính được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan thuế các cấp
Theo quy định khoản tại Điều 72 Thông tư 156/2013/TT-BTC, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan thuế các cấp được thực hiện như sau:
- Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
- Cục trưởng Cục Thuế có thẩm quyền:
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp
- Giải quyết khiếu nại mà Chi cục trưởng Chi cục Thuế đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có thẩm quyền:
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
- Giải quyết khiếu nại mà Cục trưởng Cục Thuế đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền:
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
- Giải quyết khiếu nại mà Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.
Thời hiệu khiếu nại về thuế
Theo quy định tại iều 9 Luật Khiếu nại năm 2011, thời hiệu khiếu nại việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà có giấy tờ hợp lệ làm căn cứ để chứng minh, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Theo đó, thời hiệu khiếu nại về thuế là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính của cơ quan thuế trừ những trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về thành lập trường mầm non
- Điều kiện để mở trung tâm tin học
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Thời hiệu khiếu nại về thuế”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Khi cá nhân, cơ quan, tổ chức bắt đầu việc khiếu nại thì khiếu nại có thể được thể hiện dưới hình thức văn bản (đơn khiếu nại) hoặc trình bày trực tiếp. Khi trình bày trực tiếp, người có trách nhiệm sẽ hướng dẫn viết thành đơn, ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu người khiếu nại ký xác nhận.
Hồ sơ khiếu nại quyết định hành chính về thuế gồm: Đơn khiếu nại; các tài liệu, bằng chứng chứng minh việc quyết định hành chính không đúng quy định xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đến người có thẩm quyền giải quyết theo quy định nêu trên; các tài liệu khác có liên quan.