Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong quá trình làm việc, đôi khi chúng ta có thể bị rơi vào những tình huống không mong muốn như bị kỷ luật không đúng. Vậy thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam hiện nay cần được giải đáp chính xác. Để trả lời những câu hỏi này Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
Khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là gì?
Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyêt định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật?
Điều 48 Luật khiếu nại quy định về thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như sau:
Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.
Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiêu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Hình thức khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được quy định như thế nào?
Điều 49 Luật khiếu nại quy định rõ, việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại.
– Đơn khiếu nại lần đầu phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật.
– Đơn khiếu nại lần hai được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là bao lâu?
Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được quy định cụ thể tại Điều 50 Luật khiếu nại như sau:
Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai như sau:
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết.
– Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định như thế nào?
Điều 51 Luật khiếu nại quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như sau:
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp.
– Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Xác minh nội dung khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm sau đây:
– Trực tiếp hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại, xem xét nội dung khiếu nại. Nếu xét thấy nội dung khiếu nại đã rõ thì yêu cầu Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xem xét để đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.
– Trường hợp nội dung khiếu nại chưa được xác định rõ thì tự mình hoặc giao người có trách nhiệm xác minh, kết luận nội dung khiếu nại. Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật Khiếu nại.
Việc xác minh nội dung khiếu nại phải lập thành văn bản, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Sau khi có kết quả xác minh nội dung khiếu nại thì yêu cầu Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xem xét để đề nghị người có thâm quyền giải quyết khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định như thế nào?
Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định;
– Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
– Nội dung khiếu nại;
– Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
– Kết quả đối thoại;
– Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
– Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;
– Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định kỷ luật bị khiếu nại;
– Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
– Quyền khiếu nại lần hai hoặc quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại và cơ quan, tổ chức hữu quan.
Giải quyết khiếu nại lần hai được quy định như thế nào?
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm sau đây:
– Yêu cầu người ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại báo cáo việc xem xét kỷ luật và giải quyết khiếu nại của người bị kỷ luật.
– Tự mình hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh tiến, hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại. Việc xác minh nội dung khiếu nại phải lập thành văn bản và báo cáo người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
– Chủ trì tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Thành phần tham gia đối thoại bao gồm:
+ Người khiếu nại;
+ Người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại;
+ Người bị khiếu nại.
Nội dung đối thoại theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 53 của Luật Khiếu nại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, giấy phép bay flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, tra mã số thuế cá nhân… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ khắc dấu công ty nhanh chóng giá rẻ
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng đất
- Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ
Câu hỏi thường gặp
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có những nội dung sau đây:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định;
– Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
– Nội dung khiếu nại;
– Kết quả xác minh;
– Kết quả đối thoại;
– Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
– Kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại của người bị kỷ luật và việc giải quyết của người giải quyết khiếu nại lần đầu;
– Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
– Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyên, nghĩa vụ liên quan trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ban hành.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được gửi cho Tổng thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật bao gồm:
– Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai;
– Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành.
– Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
Trường hợp công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống bị kỷ luật buộc thôi việc mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai theo quy định tại Điều 50 của Luật Khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Khi quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc có trách nhiệm công bố công khai quyết định giải quyết đến toàn thể cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc phối họp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đó; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.