Chào Luật sư. Con trai tôi phạm tội buôn bán trái phép chất ma túy. Hiện tại đã qua xét xử. Tuy nhiên, vụ án còn phải trải qua thủ tục kháng nghị. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là: Kháng nghị là gì? Kháng nghị vụ án dân sự do cơ quan nào tiến hành. Thời hạn kháng nghị theo quy định của pháp luật hiện hành là bao lâu? Hi vọng Luật sư giải đáp giúp tôi. tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn Luật sư X xin phép đưa ra phương án cho câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Kháng nghị là gì?
Kháng nghị là Hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.
Kháng nghị là hoạt động áp dụng đối với những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực thi hành hoặc đã có hiệu lực thi hành nhưng trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử đã phát hiện sai sót, hay có những tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung bản án.
Căn cứ kháng nghị
Việc kháng nghị sẽ được thực hiện theo căn cứ sau đây:
Những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp kháng nghị Giám đốc thẩm:
- Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Trường hợp Tái thẩm
- Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;
- Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;
- Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
- Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
Các hình thức kháng nghị
Hiện nay pháp luật quy định có 3 hình thức kháng nghị là:
- Kháng nghị phúc thẩm;
- Kháng nghị Giám đốc thẩm;
- Kháng nghị tái thẩm.
Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
Các chủ thể có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án, bao gồm:
- Ở phúc thẩm thì Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát cùng cấp sẽ có quyền kháng nghị
- Ở Giám đốc thẩm thì Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự cấp trung ương, Viện trưởng VKS quân sự cấp trung ương, Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao sẽ có thẩm quyền kháng nghị.
- Còn đối với Tái thẩm thì thẩm quyền kháng nghị thuộc về Viện trưởng của VKSND tối cao, VKS Quân sự cấp trung ương, VKSND cấp cao.
Thời hạn kháng nghị theo quy định của pháp luật hiện hành
Theo quy định tại điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
Thời hạn kháng nghị đối với bản án sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng; kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ; quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày; của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.
Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát
Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
- Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
- Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án; quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
- Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.
Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án; quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu; chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.
Kháng nghị có được thông báo không?
Kháng nghị là thủ tục phức tạp; có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của đương sự. Do đó:
Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị.
Người được thông báo về việc kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
Hậu quả của việc kháng nghị
Theo quy định tại điều 282 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo; kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành; trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.
Bản án sơ thẩm; quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị
Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật này thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi; bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu.
Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm; Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị; nhưng không được vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu; nếu thời hạn kháng nghị đã hết.
Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm; Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.
Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định; tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi; bổ sung; rút kháng cáo, kháng nghị, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Việc thay đổi; bổ sung; rút kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Giải quyết vấn đề
Kháng nghị là quyền theo luật định; đồng thời, là một trong những hoạt động chủ yếu của Viện kiểm sát trong hoạt động kiểm sát tư pháp. Kháng nghị được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Kháng nghị nhằm bảo đảm cho việc xét xử được chính xác; công bằng; đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Gây rối trật tự phiên tòa sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại
- Tổ chức và hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niên
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề Thời hạn kháng nghị theo quy định của pháp luật hiện hành. Mọi thắc mắc, câu hỏi mới của bạn có thể tìm tới Luật sư X để được giải đáp cụ thể, chi tiết hơn. Vui lòng liên hệ theo số hotline: 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.
Câu hỏi liên quan
Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt được áp dụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.Cụ thể:
Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải xét xử lại các bản án, quyết định đó.
Đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm là những bản án; quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là khi phát hiện bản án; quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.
Chủ thể làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm chỉ có một số người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Thủ tục giám đốc thẩm không mở công khai và bắt buộc phải có sự tham gia của viện kiểm sát.
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng sau đó phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án; quyết định trên nên bị kháng nghị. Lúc Tòa án ra bản án; quyết định thì không biết được tình tiết mới này.
Kháng cáo là một trong những hành vi tố tụng; chỉ được tiến hành sau khi đã có bản án; quyết định của Tòa án và không đồng ý với bản án; quyết định này thì sẽ làm đơn kháng cáo yêu cầu tòa án cấp trên tiến hành xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.