Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Hành Chính

Tổ chức và hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niên

Hoài Thu by Hoài Thu
Tháng Mười 19, 2021
in Luật Hành Chính
0

Có thể bạn quan tâm

Lỗi chở quá số người quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

Không chuyển khẩu về nhà chồng có làm được giấy khai sinh cho con không?

Giá cấp lại sổ đỏ theo quy định năm 2023

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Giới thiệu chung về Tòa Gia đình và người chưa thành niên
  3. Tổ chức của Tòa gia đình và người chưa thành niên
  4. Hoạt động của Tòa gia đình và người chưa thành niên
  5. Vai trò của tòa gia đình và người chưa thành niên
  6. Đánh giá về tòa gia đình và người chưa thành niên
  7. Giải quyết vấn đề
  8. Có thể bạn quan tâm
  9. Câu hỏi liên quan

Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, lần đầu tiên, Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 đã xuất hiện thêm Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Việt Nam. Để có cái nhìn hoàn thiện hơn về tổ chức và hoạt động của Tòa, chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niên trong hệ thống toàn án nhân dân Việt Nam

Căn cứ pháp lý

  • Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc vào ngày 20/02/1990
  • Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
  • Thông tư số 01/2016/TT- CA

Giới thiệu chung về Tòa Gia đình và người chưa thành niên

Tòa Gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam quy định lần đầu tiên tại luật tổ chức Tòa án dân dân năm 2014; được tổ chức theo mô hình Tòa án chuyên trách; là một bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức tại Tòa án nhân dân cấp huyện và tương đương; Tòa án.

Tổ chức của Tòa gia đình và người chưa thành niên

Về cơ cấu tổ chức

Tòa Gia đình và người chưa thành niên được tổ chức thành một tòa án độc lập; là 1 trong số 7 loại hình Tòa án được quy định bởi Luật tổ chức Tòa án.

Theo quy định tại các Điều 30; 38 và 45 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014:

img

Việc tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ căn cứ vào yêu cầu công việc và thực tế xét xử của mỗi Tòa án; tùy thuộc vào biên chế đội ngũ Thẩm phán; Thẩm tra viên; Thư ký của từng Tòa án và do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét; quyết định.

Việc tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên ở cấp tỉnh và cấp huyện sẽ căn cứ vào yêu cầu công việc và thực tế xét xử của mỗi tòa án; đồng thời tùy thuộc vào biên chế Thẩm phán; Thẩm tra viên; Thư ký của từng tòa án và do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét; quyết định.

Ngày 21/01/2016 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 01/2016/TT-CA quy định về việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

Phòng xét xử khác hoàn toàn so với các phòng xét xử khác và còn được mọi người gọi với một cái tên khác là Phòng xét xử thân thiện.

Về nhân sự

Nhân sự của Tòa gia đình và người chưa thành niên bao gồm các Thẩm phán và Thư ký Toàn án. Đội ngũ lãnh đạo bao gồm các Chánh tòa và các Phó Chánh tòa.

Hoạt động của Tòa gia đình và người chưa thành niên

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Dựa trên quy định tại Điểm 6, điểm 7 Điều 3 Thông tư số 01/2016/TT- CA, ngày 21/01/2016, Chánh án TAND tối cao quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết các vụ việc của Tòa Gia đình và NCTN, có thể kết luận rằng ở Việt Nam, Tòa Gia đình và người chưa thành niên thực hiện chức năng xét xử; giải quyết các vụ việc sau:

  • Các vụ án hình sự mà bị  cáo là người dưới 18 tuổi hoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người đã đủ 18 tuổi  trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác;
  • Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND;
  •  Các vụ việc hôn nhân gia đình theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Nguyên tắc hoạt động

Tòa gia đình và người chưa thành niên tuân theo các nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân được quy định tại các Điều 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014.

Bên cạnh đó, Tòa Gia đình và người chưa thành niên luôn bảo đảm quyền có người bào chữa; bảo đảm nguyên tắc bảo mật thông tin liên quan đến người chưa thành niên trong quá trình giải quyết vụ án. Phiên tòa thân thiện, gần gũi để bị cáo có tâm lý ổn định, an tâm tham gia phiên tòa.

Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc

Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết các vụ việc về hôn nhân; gia đình và người chưa thành niên theo trình tự được quy định trong  Bộ luật tố tụng hình sự; Bộ luật tố tụng dân sự; Luật xử lý vi phạm hành chính. Những luật này có quy định riêng; tuy nhiên, về mặt thủ tục xét xử cũng tương tự các vụ việc thông thường khác; nhưng quá trình giải quyết thủ tục hòa giải sẽ kéo dài hơn và có việc giám sát; đánh giá tâm lý; tình cảm của trẻ em.

Vai trò của tòa gia đình và người chưa thành niên

Đối với các vụ án hôn nhân và gia đình, Tòa án giải quyết trên nguyên tắc bảo vệ truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình; bảo đảm quyền; lợi ích hợp pháp của phụ nữ và lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.

Giúp giải quyết tốt các vấn đề về gia đình, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình ; hạn chế, ngăn ngừa trẻ em vi phạm pháp luật; tạo môi trường lành mạnh để trẻ em phát triển thể chất và nhân cách; góp phần vào sự ổn định chung của toàn xã hội.

Đánh giá về tòa gia đình và người chưa thành niên

Việc đặt ra vấn đề tổ chức và hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niên là một sự cần thiết trong bối cảnh đất nước hiện nay.

Trước hết, nó đề cao vai trò của gia đình. Giúp những thành viên trong gia đình ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với gia đình.

Tòa gia đình và người chưa thành niên là một minh chứng rõ ràng về việc thực hiện Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc vào ngày 20/02/1990.

Tại Điều 3 Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em qui định rằng:

“Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em, dù do hành động liên quan đến trẻ em; dù do các cơ quan phúc lợi xã hội công cộng hay tư nhân; tòa án; các nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu”.

Do đó, việc xuất hiện thêm Tòa  gia đình và người chưa thành niên là phù hợp với pháp luật Việt Nam và Pháp luật Quốc tế.

Tòa  gia đình và người chưa thành niên có thể coi là một mô hình tư pháp lý tưởng xét trên nhiều phương diện. Nó giúp cho chúng ta nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về sự phát triển của trẻ em và người chưa thành niên.

Các Tòa án Gia đình và người chưa thành niên mới được thành lập nên có các thẩm phán chuyên trách được bổ nhiệm và đào tạo để giải quyết các trường hợp liên quan đến người chưa thành niên.

Giải quyết vấn đề

Việc hình thành tòa Gia đình và người chưa thành niên toàn quốc là một cột mốc quan trọng về bảo vệ quyền trẻ em. Tòa Gia đình và người chưa thành niên có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ gia đình; xây dựng tư tưởng trách nhiệm cho các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó là ngăn ngừa và giải quyết xâm hại tình dục đối với trẻ em; song với đó là giáo dục; tạo cơ hội sửa chữa lỗi lầm cho trẻ và người chưa thành niên. Đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ ly hôn (đơn phương ly hôn; thuận tình ly hôn) khá cao hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
  • Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án?
  • Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo hay không?

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề Tổ chức và hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niên. Mọi thắc mắc, câu hỏi mới của bạn có thể tìm tới Luật sư X để được giải đáp cụ thể, chi tiết hơn. Vui lòng liên hệ theo số hotline: 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Câu hỏi liên quan

Thẩm phán sơ cấp là gì?

Thẩm phán sơ cấp là chức danh trong hệ thống Tòa án do cá nhân được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật; nhằm thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những công việc khác thuộc c.

Nhiệm kỳ của Thẩm phán bao lâu?

Căn cứ vào Điều 74 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014 quy định rõ Nhiệm kỳ của Thẩm phán như sau: Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.

Kháng cáo là gì?

Kháng cáo là một trong những hành vi tố tụng; chỉ được tiến hành sau khi đã có bản án; quyết định của Tòa án và không đồng ý với bản án; quyết định này thì sẽ làm đơn kháng cáo yêu cầu tòa án cấp trên tiến hành xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Kháng cáo có thể được thực hiện trong cả tố tụng hình sự; tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Tổ chức và hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niênToà gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam

Mới nhất

Lỗi chở quá số người quy định

Lỗi chở quá số người quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

by Minh Trang
Tháng Ba 18, 2023
0

Hiện nay, chở quá số người quy định là là hành vi mà người điều khiển phương tiện giao thông...

Không chuyển khẩu về nhà chồng có làm được giấy khai sinh cho con không

Không chuyển khẩu về nhà chồng có làm được giấy khai sinh cho con không?

by Liên
Tháng Ba 9, 2023
0

Đăng ký khai sinh là một sự kiện được ghi nhận trong hộ tịch để nhằm xác định tình trạng...

Giá cấp lại sổ đỏ

Giá cấp lại sổ đỏ theo quy định năm 2023

by Nguyễn Tài
Tháng Hai 21, 2023
0

Đất đai là tài sản sở hữu toàn dân và được người dân sử dụng theo quyền sử dụng đất,...

Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nộp phạt vi phạm hành chính

Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nộp phạt vi phạm hành chính

by Nguyễn Tài
Tháng Hai 14, 2023
0

Vi phạm hành chính là một loại chế tài để áp dụng khi có những hành vi vi phạm về...

Next Post
Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể

Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể

Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP quy định trình tự, thủ tục hoãn, miễn chấp hành án phạt tù

Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP quy định trình tự, thủ tục hoãn, miễn chấp hành án phạt tù

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Tư vấn pháp luật miễn phí

Đăng ký
X
0833102102
x
x