Xin chào Luật sư X. Tôi là một công nhân làm trong hầm lò. Tuy nhiên, tôi không biết thời gian làm việc theo ca của người người lao động trong hầm lò là bao nhiêu? theo quy định của pháp luật. Tôi rất mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là Thời gian làm việc theo ca của người lao động trong hầm lò là bao nhiêu?. Mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung tư vấn
Thời gian làm việc theo ca của người người lao động trong hầm lò là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc như sau:
1. Ca làm việc của người lao động trong hầm lò không quá 9,5 giờ trong 01 ngày.
2. Thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 42 giờ trong 01 tuần.
Như vậy, thời gian người lao động làm việc theo ca trong hầm lò tối đa là 9,5 giờ trong 01 ngày.
Có thể làm thêm giờ đối với người lao động làm việc trong hầm lò không?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-BCT về làm thêm giờ như sau:
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài ca làm việc; quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Bảo đảm tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.
3. Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động.
Theo đó, người lao động làm việc trong hầm lò có thể làm thêm giờ; nhưng phải đảm bảo số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.
Quy định thời giờ làm việc bình thường của người lao động
Hiện nay, theo quy định mới nhất của Bộ luật Lao động năm 2019; về thời giờ làm việc bình thường được quy định tại Điều 105:
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Theo đó người sử dụng lao động có thể quy định thời gian làm việc theo giờ, ngày; hoặc thời gian làm việc theo tuần.
Nếu quy định thời gian làm việc theo ngày; thì thời gian làm việc tối đa trong một ngày là 8 giờ. Nếu quy định thời gian làm việc theo tuần; thì thời gian làm việc tối đa trong một ngày là 10 giờ. Nhưng đều phải đảm bảo không quá 48 giờ trong 1 tuần.
Quy định về thời giờ làm thêm của người lao động
Người sử dụng lao động chỉ có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ; nếu được sự đồng ý của người lao động. Thời gian làm thêm giờ phải đảm theo quy định tại Điều 107 như sau:
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy người sử dụng lao động phải đảm bảo số giờ làm thêm của người lao đông không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; không quá 30 giờ trong 1 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm. Nếu công ty quy định làm theo tuần; thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.
Một số công việc mà người sử dụng lao động được yêu cầu người lao động làm thêm trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm trong những trường hợp sau:
– Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
– Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
– Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
Quy định tiền lương làm thêm giờ của người lao động
Theo Điều 97 Bộ luật lao động năm 2019; quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương; hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a, Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b, Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c, Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Quy định về giờ làm việc ban đêm
Hiện nay pháp luật cũng quy định về thời giờ làm việc vào ban đêm cho người lao động. Do tính chất và đặc thù của mỗi công việc khác nhau; mỗi doanh nghiệp có quy định thời gian làm việc khác nhau. Nhưng về thời giờ làm việc vào ban đêm thì sẽ có quy định chung áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi cho người lao động; khi đang làm việc trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng ngày hôm sau theo đúng quy định của pháp luật lao động.
Căn cứ theo điều 105 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Theo đó, thời gian từ 5 giờ 30 phút đến 6 giờ; được tính là thời gian làm thêm giờ vào ban đêm. Người lao động sẽ được trả lương làm việc vào ban đêm; theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2019.
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương; hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”
Việc quy định thời gian làm việc như vậy nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động có đầy đủ sức khỏe nhằm hạn chế các bệnh nghề nghiệp do quá trình lao động gây ra. Góp phần thực hiện các chế độ chính sách về pháp luật lao động của các cá nhân; có sử dụng lao động trong các quan hệ lao động.
Đồng thời, cũng có các chế tài xử lý nghiêm những trường hợp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính tùy theo tính chất mức độ vi phạm của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật lao đông phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, ổn định và lâu dài, cũng như thúc đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả và chất lượng cao để hội nhập quốc tế.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Thời gian làm việc theo ca của người người lao động trong hầm lò là bao nhiêu?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng nêu rõ về thời gian làm việc của người lao động như sau:
– Làm việc bình thường theo ngày, thời gian tối đa là 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần.
– Làm việc bình thường theo tuần thì thời gian 10 giờ/ngày, 48 giờ/tuần.
Theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019. Người lao động mang thai từ tháng thứ 07; hoặc từ tháng thứ 06 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo); sẽ không phải làm việc bân đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
Tuy nhiên, nếu người lao động đồng ý; thì người sử dụng lao động vẫn được được sử dụng người lao nữ mang thai làm đêm; làm thêm giờ, đi công tác xa.
Theo Điều 162 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; nếu sa thải trái pháp luật đối với phụ nữ mang thai, người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người sử dụng lao động là cá nhân có thể bị phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 03 năm.
Như vậy, sa thải phụ nữ mang thai có thể bị phạt đến 3 năm tù.