Công chức, viên chức là những người làm việc cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Vậy thế nào là công chức viên chức theo quy định pháp luật hiện nay? Hãy theo dõi bài viết của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Thế nào là công chức viên chức?
Công chức và viên chức là hai đối tượng dễ gây nhầm lẫn, đông đảo mọi người vẫn chưa hiểu rõ và nắm chắc để có thể phân biệt được hai đối tượng này.
Thế nào là công chức thế nào là viên chức?
Khái niệm công chức được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019:
“ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”
Khái niệm viên chức quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010 như sau: “ Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Thế nào là công chức viên chức nhà nước?
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong:
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
- Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.
Thế nào là công chức viên chức cán bộ?
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Phân biệt công chức và viên chức
Phân biệt công chức và viên chức chủ yếu dựa trên các tiêu chí như sau:
Về cơ chế trở thành công chức, viên chức
- Công chức phải là người Việt Nam, trở thành công chức theo hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm và giữ chức danh theo nhiệm kỳ.
- Viên chức phải là công dân Việt Nam, trở thành viên chức thông qua hình thức tuyển dụng vào vị trí việc làm.
Về thời gian tập sự
- Công chức được phân thành các ngạch khác nhau.
- Viên chức được phân theo các chức danh nghề nghiệp.
Vị trí công tác
Công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã.
Làm việc trong các cơ quan, đơn vị của quân đội Nhân dân, Công an nhân dân và không phải trường hợp là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.
Nguồn chi trả lương
- Với công chức thì được ngân sách nhà nước chi trả.
- Với viên chức thì được nhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Các hình thức kỷ luật
- Đối với công chức có thể bị kỷ luật theo những hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
- Với viên chức có thể bị kỷ luật theo các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc, ngoài ra còn có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp của mình.
Về tính chất công việc
- Công chức thực hiện các công việc nhân danh quyền lực nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ quản lý và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình trước Đảng và Nhà nước, trước nhân dân và đơn vị quản lý.
- Viên chức thực hiện các công việc do đơn vị quản lý giao cho mang tính chuyên môn nghiệp vụ, không có tính quyền lực nhà nước. Phải chịu mọi trách nhiệm trước đơn vị quản lý viên chức.
Ví dụ
- Công chức điển hình như: Kiểm sát viên, điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, thư ký tòa các cấp, Chủ tịch UBND Huyện, …
- Viên chức điển hình như: Giảng viên trưởng Đại học Hà Nội, bác sĩ bệnh viện E,…
Có thể bạn quan tâm:
- Công chức và viên chức khác nhau như thế nào? So sánh 2 bộ ngành này chi tiết
- Hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức
- Viện kiểm sát nhân chỉ tuyển công chức nữ không quá 30 tuổi
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thế nào là công chức viên chức theo quy định pháp luật hiện nay?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin mã số thuế cá nhân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 66 Nghị định 115/2020/NĐ-CP:
Viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc và đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là cơ quan bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức.
Khoản 1 Điều 19 Luật viên chức quy định rõ điều công chức không được làm:
“Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.”
Về tinh thần, thái độ làm việc của viên chức, điểm a khoản 4 Điều 1 Quyết định số 1847/QĐ-TTg phê duyệt Đề án văn hóa công vụ quy định, chức trách của viên chức là:
“Phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”
Như vậy, trong quá trình làm việc, viên chức phải sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ; không được trốn tránh, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
Một trong các hành vi khiến viên chức bị kỷ luật khiển trách được quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
“2. Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập; đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
4. Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị“.