Trong việc kinh doanh hiện nay không thể thiếu được việc ký kết các hợp đồng kinh tế. Các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng thông qua việc thanh lý hợp đồng kinh tế. Đồng thời, trong hợp đồng, các bên cũng sẽ xác định các trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ tài sản của các bên; hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng. Thông thường, việc thanh lý hợp đồng sẽ diễn ra sau khi các bên đã hoàn thành hết phần nghĩa vụ mà đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ, đó chính là trường hợp chưa thánh toán hết những đã thực hiện thanh lý hợp đồng. Vậy việc” thanh lý hợp đồng khi chưa thanh toán hết” được hiểu như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Câu hỏi: Xin chào Luật sư. Công ty bên em (Bên Mua) và công ty A (bên Bán) đã ký hợp đồng mua bán về việc cung cấp thiết bị, linh kiện điện tử. Trong phụ lục hợp đồng có nêu rõ khi nào thanh toán xong khoản tiền hàng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên do dịch bệnh xảy ra, việc thanh toán có diễn ra chậm so với hợp đồng. Việc thanh toán chậm này đã được 2 công ty thỏa thuận. Tuy chưa thanh toán hết; nhưng công ty bọn em đã thực hiện thanh toán hợp đồng với công ty bên bán. Vậy luật sư cho em hỏi là công ty bọn em thực hiện việc thanh toán hợp đồng khi chưa thanh toán hết này có vi phạm quy định của pháp luật không ạ?.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Thanh lý hợp đồng là gì?
Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kí kết; về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu; ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và các thỏa thuận các có mục đích kinh doanh; với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên; để xây dựng và thực hiên kế hoạch của mình.
Theo quy định của pháp luật kinh tế, thương mại; hợp đồng kinh tế có đặc điểm sau: mục đích kí kết hợp đồng kinh tế; là nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận; như công việc sản xuất, mua bán sản phẩm, cung ứng dịch vụ; chủ thể của hợp đồng ít nhất phải gồm một bên là pháp nhân; còn bên kia có thể là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng kí kinh doanh; hình thức của hợp đồng kinh tế là văn bản tài liệu giao dịch có chữ kí của các bên; xác nhận nội dung trao đổi chủ yếu.
Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó; được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng; và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.
Thanh lý hợp đồng là một thuật ngữ được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật dân sự 2015 không còn ghi nhận khái niệm này nữa; nhưng thực thế thì cụm từ “thanh lý hợp đồng” vẫn được các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng; khi muốn nói đến việc chấm dứt giao dịch dân sự.
Vai trò của việc thanh lý hợp đồng
Căn cứ vào định nghĩa có thể thấy việc thanh lý hợp đồng chỉ được đặt ra; khi hợp đồng được thực hiện xong hoặc các bên đã thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng.
Thông thường trên thực kế thì các bên thực hiện việc thanh lý hợp đồng; khi hai bên cùng đạt được mục đích của hợp đồng; hoặc hợp đồng chấm dứt trên sự thỏa thuận của các bên; để ghi nhập việc 2 bên chấm dứt quyền và nghĩa vụ; thông qua hợp đồng đã ký kết với nhau.
Thông qua thanh lý hợp đồng kinh tế; các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên; từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. Đồng thời, các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên; trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực. Kể từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý; quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã được chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật; cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình
Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng kinh tế là giúp cho các bên xác định lại; rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu; trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện; và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt; chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực.
Như vậy, mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng chính là; giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia; tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.
Quy trình thực hiện thanh lý hợp đồng
Thủ tục thanh lý, chấm dứt hợp đồng được phân chia làm 02 trường hợp
Các bên thỏa thuận thanh lý, chấm dứt hợp đồng
Khi chấm dứt hợp đồng dạng này do có sự đồng nhất của các bên; và thường áp dụng khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng. Do vậy thủ tục thông báo để thanh ký, chấm dứt hợp đồng khá đơn giản; và không bị gò ép của quy định về nghĩa vụ báo trước; hay đối soát công nợ về nghĩa vụ còn lại.
Đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên
Khi một bên trong hợp đồng đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng; thì căn cứ vào những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bên đơn phương cần
– Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký; thì bên đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng gửi thông báo cho đối tác; trong đó lưu ý thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo.
– Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng; thì cần căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật dân sự 2015 ; để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.
Thanh lý hợp đồng khi chưa thanh toán hết
Hai bên có thể tự do thỏa thuận về thời điểm thanh lý hợp đồng. Nói cách khác, việc thanh lý hợp đồng có thể được thực hiện ngay cả khi hai bên chưa thực hiện hết các nghĩa vụ và quyền của mình.
Nếu trong hợp đồng không có điều khoản quy định về thanh lý hợp đồng, có thể hiểu thanh lý hợp đồng là trường hợp chấm dứt hợp đồng. Việc giải thích thanh lý có thể căn cứ vào thỏa thuận của hai bên.
Việc thanh toán được thực hiện sau thời điểm thực hiện thủ tục nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Trong trường hợp này, hai bên không thỏa thuận cụ thể trong vòng bao nhiêu ngày sau thời điểm thanh lý hợp đồng thì bên mua phải trả tiền.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thanh lý hợp đồng khi chưa thanh toán hết”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Bảo hộ logo công ty; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Cách xin giấy nghỉ bệnh; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất thổ cư
- Đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất
- Cách xin giấy nghỉ bệnh
- Thực trạng thực thi pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam
Câu hỏi thường gặp
Nội dung trong thanh lý hợp đồng cần nêu rõ hai nội dung sau:
– Thứ nhất là về việc công ty bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán, hai bên cam kết sau này không thể có tranh chấp xảy ra đối với nội dung này;
– Thứ hai, về nghĩa vụ bảo hành, hai bên thỏa thuận nghĩa cụ bảo hành của bên bán vẫn tiếp tục còn hiệu lực sau khi hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng và kéo dài cho đến hết thời hạn bảo hành theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng cung cấp hàng hóa. Nếu trong hợp đồng cung cấp hàng hóa chưa quy định chi tiết điều này, trong biên bản thanh lý phải làm rõ và hai bên phải cùng đồng ý với những nội dung này.
Như vậy, để đảm bảo việc mô tả đúng tiến độ của hợp đồng cũng như tránh tranh chấp xảy ra về sau, công ty bạn nên thanh lý hợp đồng và nêu rõ nghĩa vụ thanh toán của bên công ty mình đã thực hiện xong cũng như những nghĩa vụ mà công ty bên kia chưa thực hiện.
Tuy không được pháp luật quy định nhưng việc thanh lý hợp đồng trên thực tế giúp các bên tham gia hợp đồng có thể đảm bảo tốt hơn các quyền và lợi ích của mình như sau:
Giúp các bên trong Hợp đồng xác định được các quyền và nghĩa vụ của các bên đã được thực hiện đến đâu, các trách nhiệm, nghĩa vụ nào còn chưa được thực hiện và hậu quả pháp lý của việc nghĩa vụ chưa được thực hiện là gì
Những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên trong hợp đồng đã thực hiện đầy đủ hoặc có thỏa thuận với nhau thì được xem như chấm dứt, đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn chưa thực hiện đầy đủ thì vẫn tiếp tục còn hiệu lực.
Các bên cũng sẽ xác định cụ thể các trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trong trường hợp thanh lý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Giải phóng các nghĩa vụ mà các bên có nghĩa vụ đã thực hiện đối với bên có quyền, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.