Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam là thủ tục hành chính do thương nhân nước ngoài trực tiếp hoặc ủy quyền cho đại diện tại Việt Nam. Việc này bao gồm nộp hồ sơ tới sở công thương và nhận giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện. Thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam mới hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài là cơ sở để các thương nhân tìm hiểu thị trường, tổ chức thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mở rộng, phát triển kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, theo điều 3 mục 1 Luật Thương mại đã giải thích tương đối rõ về văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, quý khách hàng có thể hiểu:
– Văn phòng đại diện công ty nước ngoài là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nước ngoài
– Được thành lập tại Việt Nam theo các quy định pháp luật nhằm xúc tiến các hoạt động thương mại
Về cơ bản, nó cũng không quá khác so với loại hình văn phòng đại diện thông thường.
Lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
Quy trình Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài như sau:
Bước 1: Thương nhân chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc thành lập văn phòng đại diện
Thông tin và tài liệu cho việc thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài chi tiết như chúng tôi đã trình bày ở trên
Bước 2: Soạn thảo và hộp hồ sơ thành lập văn phòng tới sở công thương
Thương nhân nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Sở Công Thương tại địa phương nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở. Hồ sơ có thể được gửi trực tiếp; qua đường bưu điện, công văn hành chính; mạng điện tử.
Bước 3: Sở công thương thẩm định hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao Giấy phép tới Bộ Công thương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cơ quan Thuế; Cơ quan Thống kê, Cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công thương phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký văn phòng đại diện
Sau khi hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân đăng ký
Bước 5: Nộp thông báo hoạt động văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Sau khi được cấp Giấy phép thành lập, Văn phòng đại diện phải thực hiện thủ tục thông báo hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Mục IV Thông tư 11/2006/TT-BTM. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm.
Điều kiện để thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam?
Để được hưởng các quyền lợi vẫn luôn luôn đi kèm những điều kiện. Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó; các cá nhân; tổ chức nước ngoài muốn được pháp luật Việt Nam thừa nhận và cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện cần phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 7, Chương 2, Nghị định 07/2016/NĐ-CP.
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam như sau:
– Cá nhân; tổ chức nước ngoài được thành lập; đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của quốc gia; vùng lãnh thổ hoặc được quốc gia; vùng lãnh thổ chấp nhận. Các quy định pháp luật của quốc gia; vùng lãnh thổ phải có hiệu lực đối với Việt Nam
– Đã hoạt động sản xuất; kinh doanh ít nhất một năm tính từ thời điểm thành lập
– Nếu hồ sơ thành lập doanh nghiệp của cá nhân; tổ chức nước ngoài có giới hạn thời gian hoạt động thì thời gian đó phải còn ít nhất một năm
– Văn phòng đại diện mà cá nhân; tổ chức nước ngoài thành lập phải có nội dung hoạt động phù hợp với cam kết của Việt Nam
– Nếu nội dung hoạt động không phù hợp; cá nhân; tổ chức nước ngoài thành lập văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Chức năng của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài được thành lập tại Việt Nam do Sở công thương tỉnh/thành phố nơi văn phòng đại diện đăng ký trụ sở chính cấp.
Văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài là đơn vị phụ thuộc và không có chức năng kinh doanh ngoài thực hiện chức năng văn phòng liên lạc; tìm hiểu thị trường; xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà Văn phòng đại diện; không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Hàng năm; văn phòng đại diện gửi báo cáo hoạt động theo mẫu tới cơ quan quản lý trực tiếp là Sở công thương.
Văn phòng đại diện báo cáo; cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Văn phòng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
Để có thể được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam; thương nhân cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký; hồ sơ sẽ bao gồm những tài liệu sau:
– 1 Bản đề nghị (đơn) thành lập văn phòng đại diện (theo mẫu quy định)
– 1 Bản sao giấy đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp thành lập (hoặc giấy tờ có giá trị tương đương)
– 1 Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện
– 1 Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan; tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận; chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
– Nếu người đại diện là công dân Việt Nam cần có bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu. Nếu người đại diện là công dân nước ngoài cần bảo sao hộ chiếu.
Có thể bạn quan tâm
- Thay đổi kết cấu xe bị xử phạt như thế nào?
- Nên làm gì khi bị cảnh sát giao thông phạt cao hơn quy định?
- Mua xe máy cũ cần giấy tờ gì theo quy định của pháp luật?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam mới“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Kinh doanh, hoạt động theo đúng quy định trong giấy phép
– Được quyền thuê văn phòng, mua các trang thiết bị phục vụ kinh doanh
– Thực hiện quy trình tuyển dụng lao động
– Được quyền mở tài khoản tại các ngân hàng Việt Nam
– Tiến hành khắc dấu và sử dụng con dấu theo quy định
– Một số quyền lợi khác
– Đóng thuế và các khoản phí theo quy định
– Báo cáo hoạt động kinh doanh
– Một số nghĩa vụ khác tùy theo từng trường hợp cụ thể
Để có thể được cấp giấy phép lập văn phòng đại diện, thương nhân xin phép phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, các trường hợp sau sẽ không được cấp giấy phép.
1. Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
2. Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
3. Việc thành lập Văn phòng đại diện bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.