Với sự bùng nổ kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây; nhu cầu về lao động được đặt ra ngày càng cao đối với người sử dụng lao động. Đặc biệt là đối với những lao động đã được qua đào tạo; có thể nói đến các trường nghề; hay các đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao động cũng là khá phổ biến. Nhằm đáp ứng các nhu cầu đó; không ít các doanh nghiệp cho thuê lại lao động được ra đời. Rất nhiều người có ý định thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động; tuy nhiên băn khoăn không biết điều kiện để thành lập như thế nào. Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu về điều kiện thành lập đối với loại hình doanh nghiệp này nhé !
Căn cứ pháp lý:
Cho thuê lại lao động là gì ?
Theo quy định tại khoản 1 điều 52 Bộ luật lao động 2019 Cho thuê lại lao động được định nghĩa như sau:
Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động; với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động; sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác; mà vẫn duy trì quan hệ lao động; với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
Hiện nay, cho thuê lại lao động ở nước ta là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện; theo đó trong vấn đề cho thuê lại lao động tồn tại quan hệ giữa ba bên; bao gồm: Phía người lao động; người sử dụng lao động; Bên thuê lại lao động theo đó thì người lao động và người sử dụng lao động; tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên người sử dụng lao động ở đây lại không trực tiếp sử dụng người lao động; mà để bên thứ ba hay còn gọi là bên thuê lại lao động; trực tiếp sử dụng thông qua hợp đồng cho thuê lại lao động để tìm kiếm lợi nhuận.
Chính vì có nhiều sự phức tạp giữa các mối quan hệ. Do vậy, để thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động thì cũng cần phải đáp ứng các điều kiện đặc thù trong lĩnh vực lao động. Khác với những doanh nghiệp kinh doanh thông thường; thì đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động ngoài đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp này; cần đáp ứng điều kiện về giấy phép cho thuê lại lao động; Quy định về ký quỹ đảm bảo an toàn hoạt động…
Điều kiện thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Để thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động thì cần đáp ứng khá nhiều các điều kiện liên quan. Như đã trình bay ở trên thì khi thành lập loại hình doanh nghiệp cho thuê lại lao động thì cần đáp ứng các điều kiện về người đại diện theo pháp luật; điều kiện về ký quỹ, điều kiện về thời hạn cho thuê cũng như giới hạn danh mục ngành nghề được phép cho thuê người lao động.
Điều kiện về người đại diện theo pháp luật.
Do đặc thù của hoạt động cho thuê lại lao động. Vì vậy, người đại diện theo pháp luật trong thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động; cũng phải đáp ứng các yêu cầu đối nhất định và cũng có sự khắt khe hơn so với người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp thông thường. Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020; thì người đại diện theo pháp luật của công ty cho thuê lại lao động; phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019; cũng như quy định cụ thể tại khoản 1 điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Là người quản lý doanh nghiệp. (Người quản lý doanh nghiệp ở đây bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh; Chủ tịch Hội đồng thành viên; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị; thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ; chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty; theo quy định tại Điều lệ công ty).
- Không có án tích;
- Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động; từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm (tính từ khi đề nghị cấp giấy phép phải đủ 5 năm liền kề ngay trước đó).
Thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động điều kiện về ký quỹ.
Khi thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động thì công ty này; cần phải tiến hành việc ký quỹ với số tiền từ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Theo đó khi công ty thực hiện việc ký quỹ thì Ngân hàng nhận ký quỹ; có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động; theo Mẫu số 01/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này sau khi doanh nghiệp cho thuê lại; hoàn thành thủ tục ký quỹ. ( Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Như vậy, để đảm bảo về vốn ký quỹ và vốn cho hoạt động cho thuê lại lao động; thì nhà đầu tư cần cân nhắc số vốn đăng ký hoạt động và tiến hành góp; đúng vốn theo quy định. Công ty cho thuê lại lao động cần lưu ý sau khi thành lập; thì phải tiến hành góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo quy định trong vòng 90 ngày.
Thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động điều kiện về nghành nghề kinh doanh và thời hạn cho thuê lại.
Việc thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động; ngoài việc đáp ứng các điều kiện về người đại diện theo pháp luật; điều kiện về ký quỹ thì ngoài ra đối với việc cho thuê lại lao động; cũng chỉ được hoạt động trong một số ngành nghề nhất định. Danh mụ ngành nghề này được quy định chi tiết tại Phụ lục số 02 nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Theo quy định tại khoản 1 điều 53 Bộ luật lao động; quy định về thời hạn cho thuê lại lao động là 12 tháng. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 điều 23 nghị định 145/2020/NĐ-CP; quy định về hời hạn của Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động tối đa là 60 tháng và được gia hạn nhiều lần; mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng. Theo đó ta có thể hiểu rằng giữa các bên có thể thỏa thuận về cho thuê lại lao động; lâu dài khi các bên vẫn còn đủ điều kiện.
Xem thêm: Hồ sơ xin rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định mới nhất năm 2021?
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết ”Thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động cần những điều kiện gì?“sẽ giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833102102
Câu hỏi liên quan
Theo quy định tại điều 22 nghị định 145/2020 thì ” Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp”
Theo quy định tại khoản 1 điều 18 nghị định 145/2020/ NĐ-CP thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ lao động được rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
– Doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn không đủ khả năng thanh toán các quyền lợi cho người lao động sau 30 ngày kể từ ngày đến hạn
– Gặp tinh trạng khó khăn không bồi thường được do vi phạm hợp đồng cho thuê lại lao động
– Doanh nghiệp không được cấp giấy phép, doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép…
Theo quy định tại khoản 2 điêu 16 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì Tiền ký quỹ được sử dụng vào mục đích thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác đối với người lao động thuê lại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động thuê lại do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại.