Chào Luật sư. Công ty tôi vừa xảy ra hiện tượng đình công. Hiện tại đình công cơ bản đã ngừng. Tuy nhiên, còn một số vấn đề phát sinh. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là: Thẩm quyền giải quyết yêu cầu của tập thể lao động khi ngừng đình công thuộc về ai? Hi vọng nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư! Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép được giải đáp câu hỏi của bạn như sau
Căn cứ pháp lý
Đình công là gì?
Dưới góc độ xã hội : đình công là một hiện tượng xã hội xuất hiện; tồn tại một cách khách quan trong nền kinh tế thị trường.
Dưới góc độ kinh tế: Đình công là một biện pháp đấu tranh của người lao động nhằm bảo vệ các quyền; lợi ích kinh tế – xã hội, lao động mà họ quan tâm.
Dưới góc độ pháp lý: Đình công là quyền của người lao động được pháp luật thừa nhận trong một phạm vi nhất định.
Các trường hợp được đình công
Căn cứ Điều 199 Bộ luật Lao động 2019, tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục để đình công trong trường hợp sau đây:
- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.
- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
- Trình tự đình công được quy định tại Điều 200 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Lấy ý kiến về đình công.
- Ra quyết định đình công và thông báo đình công.
- Tiến hành đình công.
Các trường hợp đình công bất hợp pháp
- Không thuộc trường hợp được đình công: Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp…
- Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công;
- Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục đình công;
- Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giải quyết tranh chấp lao động tập thể;
- Đình công trong trường hợp không được đình công;
- Đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền.
Các trường hợp ngừng đình công
- Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
- Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh;
- Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
Thủ tục ngừng đình công được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 111 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
Trình tự, thủ tục thực hiện ngừng đình công:
Khi xét thấy cuộc đình công thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 109 Nghị định này, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phải báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc ngừng đình công.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ngừng đình công, đồng thời gửi Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Nội dung cơ bản của ngừng đình công
Đề nghị ngừng đình công gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung cơ bản sau:
- Tên người sử dụng lao động nơi đang diễn ra đình công; tên tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công;
- Địa điểm đình công;
- Thời điểm bắt đầu đình công;
- Phạm vi diễn ra đình công;
- Số lượng người lao động đang tham gia đình công;
- Yêu cầu của tổ chức đại diện người lao động; lý do ngừng đình công; kiến nghị về việc ngừng đình công và các biện pháp để thực hiện quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu của tập thể lao động khi ngừng đình công
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải có ý kiến để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định ngừng đình công.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được ý kiến của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định ngừng đình công.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải thông báo cho Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi đang diễn ra đình công. Quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định ngừng đình công, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người lao động; người sử dụng lao động và các cá nhân; tổ chức liên quan phải thực hiện ngay việc ngừng đình công theo quy định.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh về kết quả thực hiện ngừng đình công.
Quyền, trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công
Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc ngừng đình công, người lao động phải trở lại làm việc và được trả lương.
Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc ngừng đình công mà người lao động không trở lại làm việc thì không được trả lương, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Tùy theo mức độ vi phạm, người lao động bị xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy lao động và quy định của pháp luật.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, thẩm quyền giải quyết yêu cầu của tập thể lao động khi ngừng đình công thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thử việc quá 01 lần đối với người lao động, doanh nghiệp có bị xử lý?
- Những điểm mới về đình công theo Bộ luật lao động 2019
- Có được từ chối ký hợp đồng lao động với ứng viên trúng tuyển?
- Doanh nghiệp có được phạt tiền người lao động hay không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Thẩm quyền giải quyết yêu cầu của tập thể lao động khi ngừng đình công. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012
Đoàn phí công đoàn sẽ do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Tuy nhiên, đối tượng người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam không thuộc đối tượng kết nạp vào tổ chức công đoàn nên sẽ không phải đóng đoàn phí.
Theo quy định tại khoản 1 điều 22 Bộ luật lao động 2019:
Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động; Phụ lục có hiệu lực như hợp đồng lao động.
Do đó, phụ lục hợp đồng có giá trị pháp lý.
Căn cứ vào quy định tại Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019 thì Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm; làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao; vùng sâu; vùng xa; biên giới; hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.