Hiện nay, lao động là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, một trong những vấn đề trọng tâm trong mối quan hệ lao động giữa các chủ thể tham gia là tiền lương. Giải quyết tranh chấp tiền lương là phương hướng giải quyết nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các bên trong mối quan hệ lao động. Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, người lao động cần hiểu rõ các quy định giải quyết tranh chấp về đòi tiền lương. Vậy thẩm quyền Giải quyết tranh chấp tiền lương gồm những gì? Nguyên tắc Giải quyết tranh chấp tiền lương ra sao? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về ” Thẩm quyền Giải quyết tranh chấp tiền lương ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
- Luật Viên chức
Khái niệm tranh chấp tiền lương:
1. Một số vấn đề liên quan đến tranh chấp lao động:
– Lao động là hoạt động nền tảng tạo nên của cải vật chất của con người, nhằm phục vụ cho đời sống cá nhân, gia đình và tạo sự phát triển bền vững cho đất nước.
– Nhắc đến lao động, ta nhắc đến sự thỏa thuận, giao kết về thời gian làm việc, công việc cụ thể, tiền lương và quyền, lợi ích của các bên. Do đó, trong quá trình lao động thường xuyên xảy ra tranh chấp lao động.
– Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động. Bên cạnh đó, tranh chấp lao động còn có thể được hiểu là tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
– Như vậy, tranh chấp lao động gồm các loại sau đây:
+ Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
– Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
– Hiện nay, tranh chấp lao động, đặc biệt là tranh chấp lao động cá nhân diễn ra khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Về cơ bản, tranh chấp lao động cá nhân thường là tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
+ Người sử dụng lao động tiến hành tuyển dụng, thuê người lao động phụ trách, thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ, công việc cụ thể. Khi tuyển dụng người lao động, nếu người ứng tuyển đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu và ngược lại, hai bên sẽ giao kết hợp đồng lao động với nhau. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong hợp đồng lao động sẽ có những điều khoản cụ thể, nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên với nhau. Hợp đồng lao động là sự ràng buộc giữa các chủ thể tham gia về tiền lương, thời gian làm việc, điều kiện làm việc, phụ cấp xã hội, bảo hiểm, công việc, chấm dứt hợp đồng,…Đây được xem là căn cứ bảo đảm nghĩa vụ của các bên trong trường hợp phát sinh tranh chấp.
+ Người lao động và người sử dụng lao động thường phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp về các vấn đề: Một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; một trong hai bên xâm phạm lợi ích hợp pháp của đối phương.
+ Mỗi khi có tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra, người lao động và người sử dụng lao động thường hướng tới việc đàm phán với nhau. Họ sẽ sử dụng hợp đồng lao động là căn cứ quy chuẩn nhằm xác lập tính đúng sai của vấn đề và trách nhiệm liên quan.
– Trong mối quan hệ tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động thường liên quan đến tiền lương lao động. Do đó, việc giải quyết tranh chấp tiền lương luôn là bài toán mà các doanh nghiệp mà Nhà nước đặc biệt quan tâm và tìm lời giải.
2. Khái niệm tranh chấp tiền lương:
– Tranh chấp tiền lương là việc phát sinh mâu thuẫn trong việc thỏa thuận về tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tranh chấp tiền lương xuất phát từ nhu cầu tiền lương giữa các bên là hoàn toàn khác nhau. Theo đó, mức mong muốn nhận tiền lương của người lao động với mức mong muốn chi trả của người sử dụng lao động có sự chênh lệch với nhau.
– Thực tế, người sử dụng lao động và người lao động luôn muốn bảo vệ lợi ích cho mình, đặc biệt là lợi ích về kinh tế.
+ Về phía người lao động: Người lao động đi làm với mục đích chính là tạo ra nguồn thu nhập từ công việc của mình. Hay nói cách khác, mục đích lớn nhất của họ là tiền. Vậy nên, với những hành vi hay sự chuyển đổi hình thức công việc gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tiền lương của họ, họ sẽ phản đối và đưa ra những biện pháp đấu tranh. Người lao động trong quá trình làm việc luôn muốn tiền lương của mình cao lên, không bao giờ mong muốn tiền lương của mình giảm. Do đó, nếu phía bên sử dụng lao động điều chỉnh mức lương trái ngược với mong muốn, yêu cầu, lợi ích của người lao động, chắc chắn họ sẽ đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho mình.
+ Về phía người sử dụng lao động: Bên sử dụng lao động, họ thực hiện quản lý nhân lực không chỉ một, hai người mà là cả hệ thống. Do đó, trong quá trình điều hành doanh nghiệp, bên sử dụng lao động luôn phải tìm ra những giải pháp để điều chỉnh mức chi trả cho các khoản thu, chi phí sản xuất liên quan, cũng như khoản chi tiền lương cho người lao động. Đối với người sử dụng lao động, họ phải quản lý rất nhiều vấn đề trong doanh nghiệp. Đôi khi, có những trường hợp, do việc kinh doanh của doanh nghiệp bị tụt dốc, tức rơi vào tình cảnh khó khăn, doanh nghiệp mong muốn giảm thiểu tiền lương của người lao động theo chính sách, điều lệ của công ty, song phía bên người lao động không đồng ý.
Chính xuất phát từ những lý do đó đã gây ra tranh chấp về tiền lương giữa các bên trong mối quan hệ lao động.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tiền lương.
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định hiện nay là: Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án Nhân dân.
- Trừ trường hợp giải quyền tranh chấp lao động tập thể về lợi ích không có sự tham gia của Tòa án Nhân dân.
Thủ tục giải quyết tranh chấp về tiền lương.
Người lao động khi bị xâm phạm quyền và lợi ích của mình về tiền lương có thể thực hiện một trong các phương thức như sau:
1/ Giải quyết tranh chấp tại Hòa giải viên lao động
Bước 1. Gửi đơn yêu cầu cho hòa giải viên
Khi người lao động và người sử dụng lao động xảy ra tranh chấp thì gửi đơn yêu cầu hòa giải cho hòa giải viên để tiến hành thủ tục hòa giải.
Theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động thì các tranh chấp lao động trước khi yêu cầu hội đồng trọng tài lao động và toà án giải quyết đều
phải giải quyết thông qua hoà giải tại hoà giải viên lao động.
Tuy nhiên, đối với một số loại tranh chấp lao động cá nhân nhất định có ảnh hưởng trực tiếp, xâm hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người
lao động, cần giải quyết dứt điểm hay do đặc thù riêng của tranh chấp thì không bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải. Các tranh chấp này bao gồm:
- Tranh chấp về xử lí kỉ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; bảo
hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật về việc làm, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật an toàn vệ sinh lao động; - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo họp đồng;
- Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Bước 2. Tiến hành hòa giải
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Tại phiên họp hoà giải
phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải. Hoà giải viên lao động có trách
nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng và đưa ra được phương án giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Bước 3. Lập biên bản hòa giải
Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét.
Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không
có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Bước 4. Gửi biên bản hòa giải
Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên
bản.
2/ Giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Bước 1: Tiến hành hòa giải tại hòa giải viên
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Trường hợp tranh chấp không bắt buộc phải qua hoà giải; hết thời hạn hoà giải mà không tiến hành hoà giải; hoà giải không thành hoặc một trong hai
bên không thực hiện các thoả thuận trong biên bản hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài lao động hoặc toà án giải
quyết.
Đơn khởi kiện được nộp tại Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi công ty bạn đặt trụ sở chính, trừ trường hợp bạn có thể thỏa thuận với công ty về
việc Tòa án giải quyết tranh chấp là nơi cư trú của bạn.
Bước 3: Tiếp nhận đơn và hồ sơ khởi kiện, sau đó ra thông báo nộp tạm ứng án phí.
Bước 4: Đương sự nộp biên lai nộp tạm ứng án phí cho Tòa án, thẩm phán phụ trách ra quyết định thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý tới các đương sự và Viện kiểm sát.
Bước 5: Các bên đương sự có văn bản trình bày ý kiến đối với nội dung khởi kiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Quyết
định đưa vụ án ra xét xử.
3/ Giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động
Bước 1: Tiến hành hòa giải tại hòa giải viên lao động
Bước 2: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài
Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp được nộp tại Hội đồng trọng tài lao động tỉnh (thành phố) nơi công ty bạn đặt trụ sở chính.
Bước 3: Tiếp nhận đơn và hồ sơ, sau đó ra quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp
Bước 4: Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
Quy định của pháp luật về tiền lương
Theo Bộ luật lao động 2019 có quy định:
“Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”
“Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
Điều 96. Nguyên tắc trả lương
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”
Điều 28 Luật Viên chức quy định:
“3. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.”
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”
“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Như vậy, có thể thấy răng pháp luật Việt Nam đã quy định tương đối rõ ràng về tiền lương, tuy nhiên đây lại chỉ mới là mức tối thiểu, thực tế người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận một mức lương cao hơn. Vậy nên trong cách trường hợp đó, việc tranh chấp xảy ra là điều thường xuyên và luôn được cân nhắc giải quyết trước tiên trong tranh chấp lao động.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền Giải quyết tranh chấp tiền lương”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như xác nhận tình trạng hôn nhân. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Thời gian thanh toán tiền lương sau khi nghỉ việc với người lao động là bao lâu?
- Tiền lương tối thiểu trong thời gian thử việc của NLD là bao nhiêu?
- Quy định mới về tiền lương ngày nghỉ lễ như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hiện tại, không có quy định về số ngày công chuẩn cho từng tháng. Việc quyết định số ngày công sẽ tùy thuộc vào quy định của công ty.
Tuy nhiên tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần với người lao động như sau:
“Điều 111. Nghỉ hằng tuần
Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.”
Như vậy, tùy thuộc vào từng tháng và từng công ty có quy định riêng mà mỗi tháng có thể có tới 26 hoặc 27 ngày làm việc, trừ các trường hợp đặc biệt.
Quy định tại Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này…”
Như vậy, người lao động nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
“Điều 64. Nghỉ trong giờ làm việc
..
Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc đối với trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút.“
Do đó, người lao động không được trả lương nếu không làm theo ca liên tục như tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân; và điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động có ký hợp đồng thử việc hoặc có thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà tổng tiền lương trả cho người lao động từ 02 triệu đồng trở lên/lần thì doanh nghiệp được phép khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân trước khi trả cho người lao động.