Doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế cần thẩm định những vẫn đề gì? Trình tự, nội dung thẩm định được quy định như thế nào? Đây là vấn đề đang được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Doanh nghiệp có nhu cầu tập trung cần kinh tế; phải nộp hồ sơ thông báo. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế. Nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật cạnh tranh 2018 và Điều 15 Nghị định 35/2020/NĐ-CP; thì doanh nghiệp được thực hiện tập trung kinh tế. Ngược lại, nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ; thì cần phải tiến hành thẩm định chính thức.
Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế
Nội dung thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế. Nội dung thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế bao gồm:
+ Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế.
+ Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung; được đánh giá để xác định nguy cơ tạo ra hoặc củng cố sức mạnh thị trường của doanh nghiệp; khả năng gia tăng phối hợp; thông đồng giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan.
+ Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định; hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau; được đánh giá để xác định khả năng các bên sau tập trung kinh tế tạo ra ưu thế cạnh tranh vượt trội so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh khác; nhằm ngăn cản hoặc loại bỏ cạnh tranh gia nhập thị trường.
Kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế
Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật cạnh tranh 2018; quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ; Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế về một trong các nội dung sau đây:
+ Tập trung kinh tế được thực hiện.
Sau khi nhận được kết quả tập trung kinh tế được thực hiện; doanh nghiệp tập trung kinh tế được làm thủ tục tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp này, doanh nghiệp không phải trải quy trình quá trình thẩm định chính thức.
+ Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.
Khi kết thúc thời hạn 30 ngày kế từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ; thì việc tập trung kinh tế được thực hiện; và Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không được ra thông báo yêu cầu thẩm định chính thức về việc tập trung kinh tế.
Thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế
Nội dung thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế
Theo quy định tại Điều 31, Điều 32, khoản 2 Điều 37 Luật canh tranh 2018; quy định nội dung thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế bao gồm:
- Đánh giá tác động và khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh
Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế; và các biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:
+ Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;
+ Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;
+ Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;
+ Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;
+ Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;
+ Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;
+ Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
- Đánh giá tác động tích cực
Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế; và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:
+ Tác động tích cực đến việc phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước;
+ Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
+ Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Đánh giá tổng hợp
Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh; và khả năng tác động tích cực của tập trung kinh tế; để làm cơ sở xem xét, quyết định về việc tập trung kinh tế.
Kết quả thẩm định chính thức
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế trong thời hạn 90 ngày; kể từ ngày ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ; đối với trường hợp phải thẩm định chính thức. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về một trong các nội dung sau đây:
+ Tập trung kinh tế được thực hiện.
Nếu kết quả là tập trung kinh tế được thực hiện; doanh nghiệp tập trung kinh tế được làm thủ tục tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Tập trung kinh tế có điều kiện.
Nếu kết quả là tập trung kinh tế có điều kiện; doanh nghiệp được phép tập trung kinh tế; nhưng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 42 Luật cạnh tranh 2018.
+ Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm. Trường hợp này, doanh nghiệp không được phép tập trung kinh tế.
Đối với vụ việc phức tạp; Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thẩm định chính thức; nhưng không quá 60 ngày và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Thủ tục thông báo tập trung kinh tế
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp bị cấm thực hiện tập trung kinh tế nếu gây tác động; hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.
Trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế; Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn cơ quan quản lý ngành; lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang hoạt động.
Trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế; Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể tiến hành tham vấn ý kiến của các doanh nghiệp; tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
Tập trung kinh tế có điều kiện là tập trung kinh tế được thực hiện; nhưng phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện sau đây:
+ Chia, tách, bán lại một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
+ Kiểm soát nội dung liên quan đến giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
+ Biện pháp khác nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
+ Biện pháp khác nhằm tăng cường tác động tích cực của tập trung kinh tế.