Xin chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi pháp luật hiện nay quy định về vấn đề xuất cảnh như thế nào? Theo tôi được biết thì công dân Việt Nam nếu vi phạm pháp luật sẽ bị cấm xuất cảnh trong một thời gian nhất định. Vậy trường hợp công dân nước ngoài vi phạm pháp luật tại Việt Nam có bị cấm xuất cảnh hay không? Tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định như thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 62/2015/NĐ-CP;
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Nội dung tư vấn
Tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài là gì?
Tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài được hiểu là việc dừng, không được xuất cảnh có thời hạn đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam.
Việc tạm hoãn xuất cảnh này phải là quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp không có căn cứ thì không ai có quyền ngăn cản, hạn chế quyền tự do đi lại này của công dân nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền phải căn cứ vào các quy định về trường hợp tạm hoãn xuất cảnh và theo đúng trình tự, thủ tục quy định để quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các cá nhân nước ngoài.
Tạm hoãn xuất cảnh còn là biện pháp ngăn chặn áp dụng với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố về hình sự khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn. Khi có quyết định tạm hoãn xuất nhập cảnh, người bị tạm hoãn sẽ bị hạn chế hoạt động xuất nhập cảnh, ngoài ra đối với từng trường hợp tạm hoãn, người tạm hoãn sẽ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh ra khỏi Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;
- Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
- Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Vì lý do quốc phòng, an ninh.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh. Các trường hợp nêu trên không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật tương trợ tư pháp. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài được quy định là không quá 03 năm và có thể gia hạn.
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài được quy định tại Điều 29 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Cụ thể các cơ quan có thẩm quyền như sau:
– Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật này.
– Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật này.
– Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Luật này trong trường hợp sau đây:
- Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an;
- Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
– Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
– Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm ra quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi điều kiện tạm hoãn không còn.
– Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được gửi ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và công bố cho người bị tạm hoãn xuất cảnh để thực hiện.
– Sau khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Có thể bạn quan tâm:
- Xuất cảnh, nhập cảnh được đem theo bao nhiêu tiền mặt và vàng?
- Tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự quy định như thế nào?
- Cấm xuất cảnh trong thi hành án dân sự quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu trích lục cải chính hộ tịch; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điều 27 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Người nước ngoài được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện được nêu sau đây:
– Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
– Chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú, thẻ thường trú còn giá trị;
– Không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 28 của Luật này.
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 30 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh trong trường hợp sau đây:
– Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh;
– Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 30 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh đối với người nước ngoài tại Việt Nam như sau:
– Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
– Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.