Hiện nay có nhiều người nhầm lẫn giữa đổ sỏ và sổ hồng. Nhiều người cho rằng sổ đỏ hiện nay không còn giá trị sử dụng, bắt buộc phải chuyển sổ đỏ sang sổ hồng. Vậy có bắt buộc phải chuyển sổ đỏ sang sổ hồng không? Tại sao phải chuyển sổ đỏ sang sổ hồng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Sổ đỏ và sổ hồng có giống nhau không?
Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất dựa theo màu sắc. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà có tên gọi pháp lý khác nhau:
Màu sắc | Tên gọi pháp lý | Cơ quan ban hành mẫu |
Trước ngày 10/12/2009 | ||
Màu hồng | Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (mẫu Sổ hồng cũ) | Bộ Xây dựng |
Màu đỏ | Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Từ ngày 10/12/2009 đến nay | ||
Màu hồng cánh sen | Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu Sổ hồng mới) | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Như vậy, Sổ hồng có 02 loại: Sổ hồng cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009) và Sổ hồng mới áp dụng từ ngày 10/12/2009 đến nay (đây là mẫu Giấy chứng nhận áp dụng chung trong cả nước để chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất). Sổ đỏ chỉ có 01 loại, được sử dụng để chứng nhận quyền sử dụng đất (hiện nay mẫu này không được cấp mới).
Không bắt buộc đổi Sổ đỏ sang Sổ hồng
Theo khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không bắt buộc cấp đổi Giấy chứng nhận. Tại khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định rõ các trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận:
“a) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
b) Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;
c) Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;
d) Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng”.
Không cấp đổi sang Sổ hồng có sao không?
Nếu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không yêu cầu cấp đổi thì Giấy chứng nhận vẫn có giá trị pháp lý, không phân biệt loại đất được cấp sổ dù là cấp sổ đỏ đất xen kẹt, đất ở. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Như vậy không bắt buộc đổi Sổ đỏ sang Sổ hồng mới, nếu không cấp đổi thì vẫn có giá trị pháp lý. Loại sổ nào không quan trọng bằng việc sổ đó ghi nhận loại đất gì, thửa đất tại đô thị hay nông thôn, diện tích bao nhiêu hoặc giá trị nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu.
Làm thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng ở đâu?
Dựa trên quy định tại Khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, bao gồm:
- Văn phòng đăng ký đất đai.
- Trường hợp có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
- Trường hợp người sử dụng đất thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ, cần thực hiện thủ tục tại cơ quan VPĐK đất đai hoặc UBND cấp xã phường.
Thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính thì Hồ sơ đổi sổ đỏ sang sổ hồng, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng theo mẫu
- Bản gốc sổ đỏ đã cấp
- Chứng minh thư nhân dân photo (công chứng)
- Hộ khẩu photo (công chứng)
Ngoài ra, trường hợp cấp đổi sổ đỏ sau khi dồn đất đổi thửa, đo đạc. Lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì cần: Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc sổ đỏ đã cấp. Còn trường hợp cấp đổi sổ đỏ sau khi dồn đất, đo đạc. Lập bản đồ địa chính mà sổ đỏ đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thủ tục đổi sổ đỏ sang hồng. Bạn đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định
Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định. Nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền trả kết quả.
Việc thực hiện đầy đủ các bước đổi sổ đỏ sang hồng trên. Sẽ tránh được các rủi ro về sự nhầm lẫn, thất lạc hồ sơ. Bên cạnh đó, khi thực hiện thủ tục hành chính này, người sử dụng đất cần phải lưu ý đến các phiếu, văn bản tiếp nhận hồ sơ của cơ quan Nhà nước. So sánh, đối chiếu kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các thủ tục.
Mời bạn xem thêm:
- Luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp thôi việc mới năm 2022
- Thời gian tối đa bảo lưu bảo hiểm xã hội năm 2022?
- Nghỉ việc bao lâu thì lấy được tiền bảo hiểm xã hội một lần?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tại sao phải chuyển sổ đỏ sang sổ hồng?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hộ khẩu; văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới. Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Tóm lại, Sổ đỏ là Giấy chứng nhận có bìa màu đỏ; Sổ hồng gồm 02 loại: Sổ hồng theo mẫu cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009) và Sổ hồng mới có màu hồng cánh sen – Hiện nay, người dân đang được cấp loại sổ này.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 40 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định. Chi tiết thi hành luật đất đai, quy định. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất. Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau: …
– Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không quá 07 ngày.
-Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày.
Như vậy, thời gian thực hiện cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng không quá 07 ngày, trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày.
Giá trị pháp lý của sổ đỏ, Sổ hồng có giá trị pháp lý như nhau vì đều là chứng thư pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.