Xin chào Luật sư. Tôi tên là Yến. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản riêng của vợ chồng? Phân biệt tài sản chung và tài sản riêng vợ chồng như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp luật
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản riêng của vợ chồng
Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn cách xác định các loại tài sản là tài sản riêng của vợ chồng gồm:
1. Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
2. Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
3. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng từ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;
4. Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng;
5. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng;
6. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng;
7. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng;
8. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ;
9. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;
10. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
11. Quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Tóm lại, tài sản tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án…
Và việc xác định tài sản nào là tài sản chung, tài sản nào là tài sản riêng căn cứ vào nguồn gốc hình thành tài sản đó.
Pháp luật có quy định về tài sản chung, tài sản riêng vợ, chồng nhưng để xác định tài sản nào là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì không phải là điều đơn giản. Khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình cho rằng:
Nếu không có căn cứ để chứng minh tài sản vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Như vậy, tài sản không được liệt kê ở trên không phải là tài sản riêng của vợ, chồng.
Phân biệt tài sản chung và tài sản riêng vợ chồng như thế nào?
– Tài sản riêng của hai vợ chồng:
Căn cứ theo điều 43, Luật hôn nhân và gia đình 2014, quy định về tài sản riêng như sau:
Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Căn cứ theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
Điều 11. Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật
1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Như vậy những tài sản tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án…
Vậy những tài sản được quy định nêu trên sẽ được cho là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng.
– Tài sản chung của hai vợ chồng:
Căn cứ theo điều 33, Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Căn cứ theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.
2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng
1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
Như vậy để những tài sản được hình thành trong quá trình hôn nhân(trừ trường hợp quy định là tài sản riêng) thì được cho là tài sản chung.
Trong trường hợp của bạn, bạn cần xem các tài sản đó là tài sản gì và đối chiếu theo quy định nêu trên xem đó là tài sản riêng hay là tài sản chung.
Quy định của pháp luật về nhập tài sản riêng của vợ chồng vào tài sản chung?
Vơ chồng có quyền sở hữu riêng về tài sản theo các căn cứ do pháp luật quy định hoặc do thỏa thuận. Khi xác định tài sản chung hoặc riêng thì vợ chồng phải chứng minh đó là tài sản riêng, trường hợp không có đủ căn cứ chứng minh là tài sản riêng thì là tài sản chung.
Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có thể thỏa thuận nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung. Việc sáp nhập tài sản có thể thực hiện bằng hành vi như vợ hoặc chồng sử dụng tài sản riêng vào việc chung của gia đình hoặc đưa tài sản tiêng cho chồng hoặc vợ định đoạt, chi tiêu chung hoặc vợ chồng thỏa thuận bằng lời nói là sử dụng tài sản riêng và định đoạn, chi tiêu chung, Đối với tài sản là bất động sản thì việc nhập tài sản bằng văn bản có công chứng, chứng thức.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản riêng của vợ, chồng“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, trích lục kết hôn bản sao, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Luật hôn nhân và gia đình mới nhất 2021
- Bao nhiêu tuổi mới được nhận con nuôi?
- Dì ruột bao nhiêu tuổi được nhận cháu ruột làm con nuôi?
Các câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 để chứng minh tài sản nào là tài sản riêng của vợ chồng ta cần dựa trên các cơ sở sau:
*Thời điểm xác lập tài sản là khi nào?
Đây là cơ sở quan trọng bởi tài sản được tạo lập trước thời điểm kết hôn sẽ là tài sản riêng của mỗi người; còn tài sản hình thành sau khi hai bên đăng ký kết hôn sẽ thuộc tài sản chung trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Bất cứ là tài sản nào, để chứng minh tài sản riêng khi ly hôn, vợ hoặc chồng cần có chứng cứ để chứng minh tài sản đó là tài sản riêng của mình.
*Nguồn gốc tài sản là từ đâu?
Vợ, chồng muốn chứng minh được tài sản là của riêng mình cần phải xác định được tài sản đó có nguồn gốc từ đâu.
– Là tài sản được tặng cho/ thừa kế?
– Nếu mua thì mua bằng tiền riêng hay sao?
– Giấy tờ chứng minh tài sản riêng đã có chưa?
…
Quay lại trường hợp của bạn, bạn muốn bán căn hộ gia đình bạn đang ở là tài sản riêng của mình thì căn cứ Điều 31 Luật Hôn nhân gia đình quy định nếu tài sản là bất động sản duy nhất thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng.
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.
Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung:
Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;
Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.
Chế độ tài sản và việc xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung của vợ chồng là một công việc hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ hôn nhân hoặc đang định hướng đến mối quan hệ này. Trường hợp bạn đọc không nắm chắc được quy định của pháp luật, nên nhờ Luật sư tư vấn để có hiệu quả tốt nhất.
– Đối với trường hợp chồng chết và để lại di chúc chia tài sản riêng cho vợ thì đương nhiên người vợ sẽ được nhận tài sản riêng của chồng. Theo quy định pháp luật dân sự thì người vợ được thừa kế tài sản riêng của chồng.
– Đối với trường hợp chồng chết và không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng không chia phần tài sản riêng cho vợ thì theo điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì người vợ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Do đó, khi người chồng chết mà không để lại di chúc thì người vợ vẫn được hưởng tài sản riêng của người chồng và sẽ được hưởng một phần di sản bằng với những đồng thừa kế khác theo quy định của pháp luật.