Tại nạn lao động là vấn đề xảy ra không hiếm trong quá trình lao động; đặc biệt là đối với những ngành nghề như xây dựng, khai khoáng, hay làm việc tại các môi trường có tính độc hại cao. Khi bị tai nạn lao động; không ít người bị lâm vào tình canh khó khăn trong cuộc sống; để khắc phục phần nào hậu quả của tai nạn lao động; trong quá trình lao động thì người lao động sẽ được nhận những khoản trợ cấp nhất định. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cần đáp ứng điều kiện gì đê hưởng trợ cấp lao động. Hãy cùng luật sư X tìm hiểu vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
• Bộ Luật lao động 2019
• Luật bảo hiểm xã hội 2014
Tai nạn lao động là gì ?
Tai nạn lao động là điều mà không lao động nào mong muốn. Tai nạn lao động đã được định nghĩa trong luật, cụ thể là tại Luật lao động năm 2019; có quy định cụ thể về khái niệm tai nạn lao động như sau:
“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận; chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động; xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.”
Điều kiện được coi là tai nạn lao động để hưởng trợ cấp
Không phải bất cứ trường hợp nào khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố nghiêm trọng; cũng đều được coi là tai nạn lao động, trong một số trường hợp người lao động; gian dối nhằm trục lợi từ trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Các trường hợp tai nạn lao động
• Tai nạn xảy ra tại nơi làm việc hay xảy ra trong thời gian người lao động; đang làm việc, thì sẽ được công nhận là tai nạn lao động. Trong một số trường hợp khác như khi người lao động đang thực hiện các hoạt động; thao tác liên quan đến sửa chữa, thực hiện hoạt động vận hành máy móc ở trong các khung giờ; không phải giờ làm việc như đang tan ca trưa, tan ca tối.
• Tai nạn xảy ra không tại nơi làm việc nhưng người lao động; được người sử dụng lao động yêu cầu thực hiện bằng văn bản, giấy tờ ủy quyền.
• Tai nạn hoặc sự cố nghiêm trọng xảy ra nhưng không nằm trong khung giờ làm việc; của người lao động, tuy nhiên công việc đó do người sử dụng lao động giao cho người lao động; để thực hiện hoặc công việc đó đang được thực hiện dở dang từ trong khung giờ làm việc đến khi xảy ra tai nạn; hoặc sự cố nghiêm trọng thì đã quá giờ làm việc.
• Tai nạn lao động trong trường hợp là tai nạn giao thông; nhưng xảy ra trên tuyến đường từ nhà đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về đến nhà; Tuy nhiên cần phải đáp ứng yêu cầu là tai nạn đó xảy ra trong quá trình hợp lý; tức là tai nạn đó ngoài việc xảy ra trên tuyến đường hợp lý còn phải đáp ứng; trong khoảng thời gian hợp lệ thì mới được công nhận là tai nạn lao động.
Đối tượng được hưởng trợ cấp tai nạn lao động.
Người lao động phải thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp tai nạn lao động; được quy định tại luật bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm các đối tượng sau đây:
• Cá nhân làm việc theo HĐLĐ không có thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn; hợp đồng lao động theo thời vụ hoặc theo một công việc có tính chất nhất định có thời gian từ đủ 03 tháng đến dưới 1 năm; kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật; của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
• Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
• Cán bộ, công chức, viên chức;
• Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
• Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
• Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
• Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Kết luận.
Ta có thể thấy chỉ những người thuộc các đối tượng như trên; thì mới có thể áp dụng chế độ trợ cấp tai nạn lao động. Nếu trường hợp người không thuộc các đối tượng này; thì không thể áp dụng chế độ tai nạn lao động. Vì vậy những người không thuộc đối tượng trên không đủ điều kiện và mặc nhiên; bị loại trừ hưởng chế độ tai nạn lao động.
Điều kiện được hưởng trợ cấp tai nạn lao động.
Một là bị tai nạn tại nơi thực hiện công việc và trong thời gian làm việc; hoặc bị tai nạn ngoài nơi thực hiện công việc hoặc ngoài thời gian làm việc khi thực hiện yêu cầu của công ty; doanh nghiệp hoặc người quản lý trực tiếp hoặc bị tai nạn trên khung đường đi và về từ nơi sinh sống đến cơ quan; nơi làm việc trong khung thời gian và tuyến đường phù hợp.
Hai là việc tai nạn do các trường hợp trên nhưng phải bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Như vậy, trường hợp người lao động bị tai nạn lao động; tại nơi làm việc và trong giờ làm việc nhưng việc tai nạn không dẫn đến việc suy giảm khả năng lao động; từ 5% trở lên thì cũng không đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động.
Tương tự cũng như các trường hợp tai nạn trên tuyến đường đi làm hoặc tai nạn ngoài giờ, ngoài chỗ làm khi thực hiện yêu cầu của người sử dụng lao động nếu mức suy giảm khả năng lao động không từ 5% trở nên cũng không được hưởng chế độ tai nạn lao động. Hai điều kiện này phải đồng thời xảy ra thì người lao động mới đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động.
Kết luận
Tóm lại, để thảo mãn đủ các điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, phải thoả mãn đủ về đối tượng được áp dụng chế độ tai nạn lao động và các điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động.
Trong điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo Điều 43 Luật này, người lao động phải đáp ứng đủ cả 2 điều kiện nhỏ và phải đồng thời xảy ra. Đảm bảo các yêu cầu đó thì người lao động mới được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
Hi vọng, qua bài viết trên đã phần nào cung cấp kiến thức; giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về thủ tục; điều kiện xin cấp phép lao động với người nước ngoài tham gia; công tác giảng dạy tại Việt Nam.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan:
Theo quy định hiện hành, hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
– Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Hồ sơ giám định thương tật do tai nạn lao động lần đầu gồm có các giấy tờ sau:
– Biên bản điều tra tai nạn lao động
– Giấy chứng nhận bị tổn thương do tai nạn lao động
Khi lập xong hồ sơ xin trợ cấp lao động người lao động có thể nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội tại quận, huyện nơi người lao động làm việc để yêu cầu xin hưởng trợ cấp tai nạn lao động.