Hiện tại, gia đình tôi đang muốn thực hiện thủ tục phân tách sổ hồng đồng sở hữu và có một số vấn đề muốn nhờ văn phòng luật hỗ trợ giải đáp liên quan đến Đồng sở hữu sổ hồng. Hiện tại, sổ đỏ gia đình đứng tên 2 cá nhân là bố tôi và chú tôi, mỗi gia đình đã có một ngôi nhà riêng liền kề nhau và còn 1 thửa đất bên cạnh. Vậy thủ tục tách sổ hồng đồng sở hữu như thế nào? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là cách gọi thường dùng của người dân dựa trên màu sắc của sổ còn về bản chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Sổ được cấp bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT.
Sổ hồng được phát hành theo một mẫu thống nhất và áp dụng trên phạm vi cả nước với tất cả các loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…
Dựa vào hình thức xác lập quyền sở hữu trong sổ hồng có thể chia thành 2 loại:
Sổ hồng riêng/ GCNQSDĐ cho một chủ sở hữu duy nhất.
Sổ hồng đồng sở hữu/ Sổ hồng chung/ GCNQSDĐ cho nhiều chủ sở hữu.
Sổ hồng đồng sở hữu là gì?
Sổ hồng đồng sở hữu hay còn gọi là sổ chung, cũng là GCNQSDĐ, quyền sở hữu nahf ở và tài sản gắn liền với đất. Chủ sở hữu gồm từ 2 người trở lên không có quan hệ vợ chồng hay con cái.
Giá trị pháp lý của 2 loại sổ này như nhau, áp dụng được mọi nơi trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất… Tuy nhiên, quyền quyết định mục đích sử dụng phụ thuộc vào định đoạt của các chủ sở hữu còn lại.
Đối với sổ hồng, điểm khác biệt ở tên chủ sở hữu, sổ của ai sẽ có tên người đó. Đồng thời, ngoài bìa, dưới cuối sổ sẽ kèm dòng chữ “Cùng sử dụng đất đối với Ông/Bà… ” (Đây cũng là dấu hiệu nhận biết sổ hồng đồng sở hữu so với sổ hồng riêng). Trên sổ sẽ ghi tổng diện tích đất còn các chủ sở hữu có diện tích đất bao nhiêu thì làm biên bản thỏa thuận giữa các bên.
Điều kiện để được tách sổ hồng đồng sở hữu
Căn cứ vào điều 188 Luật Đất đai 2013 và Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, để thực hiện thủ tục tách sổ hồng một cách hợp pháp thì mảnh đất đó phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Mảnh đất phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương đó;
- Mảnh đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất hợp pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Mảnh đất không có tranh chấp;
- Mảnh đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Mảnh đất đang trong thời hạn sử dụng đất.
Thủ tục tách sổ hồng đồng sở hữu như thế nào?
Khi mua nhà sổ hồng đồng sở hữu, người mua đều có nhu cầu tách sổ riêng để an tâm hơn và dễ dàng quyết định về tài sản của mình.
Theo quy định tại điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP gồm trình tự thủ tục sau:
“Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
Việc tách sổ chung thành các sổ riêng theo quy định của pháp luật, người muốn tách thửa phải làm thủ tục, xin cấp GCNQSD cho các thửa đất được tách. Tuy nhiên, việc tách thửa phải đáp ứng các điều kiện về quy hoạch và diện tích tối thiểu tách thửa ở địa phương đó.
Quy trình, thủ tục tách sổ hồng đồng sở hữu như thế nào?
– Giấy tờ cần chuẩn bị (theo Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT):
- Đơn đề nghị tách thửa.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
– Nộp hồ sơ: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh quy định.
– Đóng lệ phí địa chính (mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định). Nếu là hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì không phải nộp lệ phí địa chính.
– Thời hạn giải quyết: không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. nếu là khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn thì thời gian hạn là 30 ngày.
Bố mẹ tách thử cho con cái như thế nào?
Thủ tục tách thửa được thực hiện theo quy định tại Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa đất. Cụ thể:
Người sử dụng đất có nhu cầu xin tách thửa lập một (01) bộ hồ sơ nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Hồ sơ tách thửa gồm có:
* Đơn xin tách thửa của người sử dụng đất;
* Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Về thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Theo khoản 1 Điều 4 Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, hồ sơ cần có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người tiến hành tách thửa và người nhận chuyển nhượng như: Giấy khai sinh…
Trường hợp của bạn phải nộp phí trước bạ. Mức phí trước bạ được tính bằng 0,5% giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng tách thửa.
Mời bạn đọc xem thêm
- Quy định về đền bù đất tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
- Hiểu thế nào là quy hoạch đất ở xây dựng mới?
- Đất không sổ đỏ có được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ?
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tách sổ hồng đồng sở hữu như thế nào?″. Nếu quý khách có nhu cầu mẫu đơn xin xác nhận độc thân; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách tra cứu thông tin quy hoạch, giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào điều 188 Luật Đất đai 2013 và Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đất đang tranh chấp sẽ không đủ điều kiện để tách sổ hồng đồng sở hữu
Do tính phức tạp về vấn đề pháp lý cũng như sự e ngại của người mua, giá nhà đất đồng sở hữu thường thấp hơn nhiều so với nhà đất được cấp sổ hồng riêng. Điều này tạo cơ hội cho những người có thu nhập trung bình hoặc thấp muốn sở hữu nhà ở, đất đai nhưng lại không đủ năng lực về tài chính. Sổ hồng chung đồng sở hữu sẽ giúp họ có quyền sở hữu nhà ở cùng một số tài sản khác gắn liền với đất.
Sổ hồng đồng sở hữu liên quan nhiều đến các vấn đề pháp luật. Khi thực hiện các giao dịch hay thủ tục, cần có sự đồng ý của tất cả các bên sở hữu nhằm bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể. Do đó, giấy tờ giao dịch cũng mất nhiều thời gian xử lý. Điều này trực tiếp gây ra tâm lý e ngại của khách hàng, khiến chủ sở hữu sổ hồng chung khó khăn trong việc tìm kiếm người mua khi cần chuyển nhượng.