Một trong những câu hỏi mà nhiều bạn độc giả đã đặt ra cho chúng tôi là sử dụng pháp luật là gì? Làm thế nào để sử dụng pháp luật phù hợp với quy định được ban hành và tận dung một cách hiệu quả pháp luật. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để có được sự tư vấn.
Nội dung tư vấn
Sử dụng pháp luật là gì?
Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một mức độ nhất định. Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội.
Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị. Cả nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được nhà nước thừa nhận hoặc ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng và mục đích của nhà nước. Căn cứ vào tính chất của việc thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã phân chia thực hiện pháp luật thành những hình thức cụ thể như: Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật; áp dụng pháp luật. Vậy Sử dụng pháp luật là gì sẽ được chúng tôi giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết.
Khái niệm của sử dụng pháp luật
Sử dụng pháp luật là hình thức các chủ thể thực hiện pháp luật sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép. Đây là hình thức thực hiện pháp luật chủ động và tích cực bằng các hành vi cụ thể của các chủ thể quan hệ pháp luật.
Việc sử dụng pháp luật không mang tính bắt buộc thực hiện và phụ thuộc vào ý chí, sự lựa chọn của từng chủ thể do hình thức thực hiện pháp luật này là việc sử dụng các quyền năng pháp lý được pháp luật trao quyền, nên các chủ thể quan hệ pháp luật có quyền thực hiện hoặc không thực hiện các quyền của mình, pháp luật không bắt buộc các chủ thể phải thực hiện như hai hình thức tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật.
Thế nào gọi là sử dụng pháp luật
Khác với hình thức áp dụng pháp luật mang tính quyền lực Nhà nước, được thể hiện dưới hình thức hành vi hành động và hành vi không hành động thì bản chất của hình thức sử dụng pháp luật có thể là hành vi hành động hoặc hành vi không hành động tùy vào quy định của pháp luật.
Mọi chủ thể đều là đối tượng của hình thức sử dụng pháp luật chứ không riêng cá nhân hay bộ phận nào.
Hình thức thể hiện của hình thức sử dụng pháp luật thường được thể hiện dưới những quy phạm trao quyền, tức pháp luật quy định về quyền hạn của các chủ thể.
Ví dụ: Khi bên A và bên B mua bán đất với nhau tuy nhiên bên B lại không thực hiện đúng và đủ như những gì hợp đồng mua bán đất quy định. Bên A thấy rằng mình bị xâm quyền và lợi ích hợp pháp bởi bên B. Bên A có quyền khởi kiện B ra tòa án hoặc không khởi kiện, vì pháp luật trao cho A quyền được khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền nhưng sự quyết định có sử dụng pháp luật hay không phụ thuộc vào ý chí tâm tư nguyện vọng của chủ thể. Nếu bên A khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền thì khi đó, A được xem là đang sử dụng pháp luật.
Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:
1) Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước (hoặc cơ quan của tổ chức xã hội) có thẩm quyền giải quyết;
2) Khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước;
3) Khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật; 4) Khi nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lí như xác nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng viết tay, chữ kí của người có thẩm quyền…
Phân tích việc áp dụng pháp luật đối với bộ luật dân sự
Với tính chất là một đạo luật quan trọng, Bộ luật dân sự năm 2015 đã xác định một cách nhất quán tư tưởng chỉ đạo của các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 3 và khẳng định: “Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự”. Với nguyên tắc này, BLDS sẽ điều chỉnh toàn bộ các quan hệ tài sản giữa các chủ thể trong xã hội mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và các quan hệ nhân thân phi vật chất, trong đó các chủ thể tham gia bình đẳng về mặt pháp lý, tự chịu trách nhiệm về tài sản[6]. Hay nói cách khác, BLDS sẽ điều chỉnh tất cả những vấn đề thuộc “pháp luật dân sự”, tức là những ứng xử, quan hệ được điều chỉnh bởi luật khác nhưng thuộc trong lĩnh vực “pháp luật dân sự”[7].
BLDS cũ không quy định cụ thể xử lý mối quan hệ giữa BLDS và các luật chuyên ngành. Do đó, trong thực tế, đã phát sinh vướng mắc về việc ADPL khi các quy định của BLDS cũ khác với quy định của các luật chuyên ngành. Để khắc phục bất cập trên, BLDS năm 2015 đã quy định cụ thể nguyên tắc áp dụng BLDS tại Điều 4. Theo đó, trong trường hợp các quy định của luật khác vi phạm nguyên tắc cơ bản của BLDS năm 2015 hoặc trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng trái với quy định của BLDS thì phải áp dụng các quy định của BLDS.
Đối với các quan hệ có cùng bản chất pháp lý, luật chuyên ngành có thể khác với BLDS do đặc thù của quan hệ chuyên ngành nhưng không được trái với các nguyên tắc chung của luật dân sự. Một số quy định của BLDS như quy định về tư cách pháp nhân, về sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần, những quy định mang tính xác định một khái niệm pháp lý… có ý nghĩa, giá trị pháp lý chung cho toàn bộ hệ thống pháp luật. Không thể có pháp nhân riêng cho luật dân sự, riêng cho luật thương mại, luật hợp tác xã, mặc dù các loại hình công ty và hợp tác xã có quy chế riêng về việc thành lập, hoạt động, giải thể. Đối với một tài sản nào đó, nếu chủ sở hữu trực tiếp chiếm hữu, sử dụng thì sẽ phải tuân theo quy định của chế định tài sản vật quyền. Tuy nhiên, nếu tài sản đó đưa vào quá trình giao lưu dân sự, kinh tế thông qua hợp đồng vay, cho thuê, đầu tư kinh doanh như lập công ty… thì phải áp dụng theo các quy định của các loại hợp đồng, giao dịch tương ứng, theo quy chế trái quyền. Việc điều chỉnh các quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể phải tuân thủ nguyên tắc không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 của BLDS.
Có thể bạn quan tâm
- Chế định thừa kế thuộc ngành luật nào?
- Đi làm bảo hiểm thất nghiệp cần những gì theo QĐ?
- Không có mã số thuế cá nhân thì sẽ như thế nào?
- Lý lịch tư pháp có giá trị bao lâu theo QĐ 2022?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Sử dụng pháp luật là gì theo quy định pháp luật. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty hợp danh, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sử dụng pháp luật
– Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là hành vi hành động hoặc hành vi không hành động tùy quy định pháp luật cho phép.
Áp dụng pháp luật
Vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, vừa là hoạt động mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật.
Mang tính quyền lực Nhà nước, được thể hiện dưới hình thức hành vi hành động và hành vi không hành động
Sử dụng pháp luật
– Các quy phạm pháp luật về quyền của chủ thể
Áp dụng pháp luật
= Tất cả các loại quy phạm, bởi Nhà nước trao quyền hạn và nghĩa vụ tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.