Xin chào Luật sư X. Chồng tôi có sống chung như vợ chồng với một người phụ nữ. Nay chẳng may, chồng tôi bị tai nạn giao thông qua đời. Không biết việc người phụ nữ kia Sống chung như vợ chồng có được hưởng thừa kế không? Tôi rất mong được luật sư giải đáp giúp tôi về vấn đề này. Mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Sống chung như vợ chồng có được hưởng thừa kế không?. Mời bạn cùng đón đọc để có thể tìm được lời giải đáp cho thắc mắc của mình.
Nội dung tư vấn
Thừa kế là gì?
Căn cứ theo quy định tại 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế như sau:
– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
– Người thừa kế không là cá nhân thì cũng có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Chung sống như vợ chồng là gì?
Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Hiện nay, có nhiều dạng thức của chung sống như vợ chồng như: sống chung không đăng ký kết hôn, sống thử, sống chung giữa hai người đồng tính, giữa những người chuyển giới với nhau hoặc với người khác giới…
Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc sinh hoạt chung như một gia đình, có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.
Hậu quả pháp lý của việc chung sống như vợ chồng
Việc chung sống như vợ chồng không được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, vẫn bị pháp luật cấm nếu vi phạm về độ tuổi kết hôn và các trường hợp bị cấm kết hôn như: chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ, … và theo sau đó đồng nghĩa với việc sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật, việc sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn hoặc sống thử ảnh hưởng tới giá trị của các quy định pháp luật, ý thức thực thi của pháp luật giảm; ý nghĩa, giá trị pháp lý của giấy chứng nhận đăng ký kết hôn giảm sút.
Theo quy định tại (Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014) về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì:
- Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con: được giải quyết theo quy định của luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. (Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
- Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng: được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. (Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Như vậy, đối với tài sản riêng của mỗi người thì tài sản của ai sẽ do người đó sở hữu. Tuy nhiên nếu có tranh chấp và bên kia có giấy tờ, tài liệu chứng minh được công sức đóng góp của họ thì nó sẽ được coi là tài sản chung.
Việc phân chia tài sản chung sẽ được ưu tiên giải quyết theo thỏa thuận của các bên, nếu các bên không có thỏa thuận thì một trong các bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. (Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015).
Sống chung như vợ chồng có được hưởng thừa kế không?
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản thừa kế:
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Các trường hợp ngoại lệ về quan hệ vợ chồng khi không đăng ký kết hôn
- Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, ngày Luật Hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình 2000.
- Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01/01/2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
- Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, trừ các trường hợp nêu trên, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Theo đó, mặc dù đã chung sống với nhau như vợ chồng nhưng việc không đăng ký kết hôn dẫn đến không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vậy nên theo quy định về người thừa kế theo pháp luật tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người chung sống với nhau như vợ chồng sẽ không được hưởng thừa kế di sản, trừ trường hợp di chúc để lại tài sản cho người kia. Tuy nhiên, con chung có quyền được hưởng di sản từ cha mẹ mình.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Sống chung như vợ chồng có được hưởng thừa kế không?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký lại giấy khai sinh; dịch vụ công chứng tại nhà; bảo hộ logo công ty; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống.
Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.
Phân chia di sản theo pháp luật như sau:
– Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
– Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.