Mô hình hợp tác xã được những người lao động hưởng ứng và phát triển sâu rộng vì nó là tổ chức kinh tế mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Sứ mạng và mục đích của hợp tác xã là hỗ trợ và phụ vụ nhu cầu của các thành viên bằng việc cung cấp các dịch vụ như tín dụng, sản xuất, tiếp thị, chế biến, cung ứng vật tư,… Tuy nhiên, cần phân biệt mô hình hợp tác xã với doanh nghiệp tư nhân, bởi đây là những loại hình kinh doanh được đa số mọi người lựa chọn. Thông thường, việc lựa chọn doanh nghiệp hay hợp tác xã đều được dựa trên mong muốn của người thành lập và mục đích họ hướng đến là gì. Để thuận tiện trong việc chọn lựa hợp tác xã và doanh nghiệp, trong bài viết dưới đây Luật sư X sẽ so sánh hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân theo quy định năm 2022 như sau:
Căn cứ pháp lý
So sánh hợp tác xã va doanh nghiệp tư nhân
Điểm giống nhau giữa hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân
- Hợp tác xã và doanh nghiệp đều là những tổ chức tự nguyện và được phép kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm
- Đây là những tổ chức có tư cách pháp nhân, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó và nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Điểm khác nhau giữa hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân
Khác nhau:
Hợp tác xã | Doanh nghiệp | |
Khái niệm | Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.(Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012) | Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.( theo điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020) |
Thành viên | – Cá nhân- Hộ gia đình- Pháp nhân Việt Nam | – Cá nhân- Tổ chức (Việt Nam hoặc nước ngoài) |
Giới hạn thành viên | Không giới hạn | Có giới hạn số thành viên |
Quyền biểu quyết | Bình đẳng với nhau không phụ thuộc vào vốn góp | Phụ thuộc vào vốn góp |
Trách nhiệm tài sản của thành viên | Vô hạn | Vô hạn |
Phân chia lợi nhuận | Theo vốn góp, mức độ sử dụng sản phẩm hoặc công sức lao động của thành viên | Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ thuộc về một mình chủ Doanh nghiệp. |
Ưu điểm | – Hợp tác xã có thể thu hút được đông đảo người lao động tham gia; – Tính bình đẳng trong quản lý hợp tác xã cao cho nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn; – Các xã viên tham gia hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trước các hoạt động của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã | – Do chỉ có 1 chủ sỡ hữu, nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp; – Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp; – Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác; – Do chế độ trách nhiệm vô hạn, thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc hơn; – Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản; – Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh. |
Nhược điểm | – Không khuyến khích được nhiều người góp vốn- Khó khăn trong việc phân chia lợi nhuận – Việc quản lý hợp tác xã phức tạp do số lượng xã viên đông | – Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân; – Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình; – Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường; – Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác; – Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. |
Thành lập hợp tác xã như thế nào?
Để thành lập nên hợp tác xã, điều cần thiết đầu tiên là phải có sáng lập viên. Sáng lập viên hợp tác xã là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập hợp tác xã. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các sáng lập viên là tiến hành việc vận động, tuyên truyền cho việc thành lập hợp tác xã. Việc quan trộng tiếp theo của các sáng lập viên là tiến hành triệu tập và tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã. Thành phần tham gia hội nghị bao gồm các sang slapaj viên là cá nhân, người đại diện hợp pháp của sáng lập viên; người đại diện hợp pháp của hộ gia đình, pháp nhân và các cá nhân khác có nguyện vọng gia nhập.
Khi thành lập, hợp tác xã phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký hợp tác xã – nơi hợp tác xã dự định thành lập đặt trụ sở chính. Về trình tự đăng ký hợp tác xã, pháp luật quy định như sau:
Người đại diện hợp pháp của hợp tá xã dự định thành lập nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký đếm cơ quan đăng ký hợp tác xã và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung đăng ký hợp tác xã. Hợp tác xã có thể gửi hồ sơ đăng ký qua địa chỉ thư điện tử của cơ quan đăng ký hợp tác xã nhưng phải nộp hồ sơ bằng văn bản khi đến nhận giấy chứng nhận đăng ký để đối chiếu và lưu hồ sơ.
Thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
Căn cứ Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp. Đây là mẫu Giấy đề nghị mới nhất được thực hiện từ ngày 15/10/2020;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty;
– Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với DN xã hội);
– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội (đối với trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội);
Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Bước 1: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức:
– Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng ĐKKD hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa Phòng ĐKKD để trả kết quả.
Nếu quá thời hạn mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định (khoản 2, 3 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Bước 3: Nhận kết quả
Trường hợp hồ sơ hợp lệ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp tại Phòng ĐKKD hoặc nhận qua đường bưu chính (trong trường hợp uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị bưu chính công ích).
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “So sánh hợp tác xã với doanh nghiệp tư nhân ” . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch; Hợp pháp hóa lãnh sự …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Hợp tác xã vận tải là gì ?
- So sánh hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã
- Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mới năm 2022
- Tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?
- Doanh nghiệp tư nhân có con dấu không theo quy định mới?
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 187 quy định chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Với những đặc thù riêng của doanh nghiệp tư nhân (chỉ do một cá nhân làm chủ sở hữu và là thành viên duy nhất) nên việc chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể là chuyển nhượng toàn bộ vốn góp cho một cá nhân khác và làm phát sinh tư cách chủ sở hữu mới cho cá nhân đó.
Thu hút nhiều thành viên cùng tham gia, cải thiện vấn đề việc làm.
Tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh riêng lẻ. Từ đó góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
Cho dù thành viên góp nhiều vốn hay ít vốn thì đều có quyền hạn và nghĩa vụ như nhau trong các vấn đề của hợp tác xã.
Giúp cho các xã viên yên tâm đầu tư, sản xuất, tránh tâm lý lo lắng khi tham gia hợp tác xã.
Góp vốn là nghĩa vụ cơ bản của m các nhà đầu tư khi tham gia doanh nghiệp. Góp vốn tạo cơ sở vật chất để doqanh nghiệp tiến hành howatj động kinh doanh. Khi tham gia HTX, xã viên cũng phải thực hiện nghĩa vụ góp vốn. tuy nhiên nghĩa vụ góp vốn của các xã viên khi gia nhập vào hợp tác xã có điểm khac biệt so với các nhà đầu tư tham gia vào các công ty.
Việc góp vốn là điều kiện bắt buộc đối với thành viên của công ty. Và việc góp vốn của mỗi thành viên là tùy theo quyết định của chính thành viên góp vốn đó. Điều này xuất phát từ bản chất của các công ty là kinh doanh thu lợi, lợi nhuận là mục tiêu hanh=gf đầu mà công ty hướng tới.
Theo luật HTX Xã viên của HTX có thể góp vốn hoặc cũng có thể góp sức vào HTX để trở thành thành viên. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về việc hạn chế mức tối đa của mõi xã viên ở mọi tời điểm không vượt quá 30% vốn điều lệ của HTX. Sở dĩ các xã viên được quyền góp vốn hoặc góp sức thể hiện tính chất đặc trưng của HTX so với các loại hình doanh nghiệp khác, đặc điểm này phù hợp với đối tượng tham gia hợp tác xã cúng như mục đích hợp tác trong HTX